Chào luật sư hiện nay quy định về việc mua hàng và xuất hóa đơn hàng hóa được áp dụng thế nào? Em mới học việc làm nhân viên báng hàng cho công ty thiết bị gia dụng gia đình. Tôi được học việc bán hàng và xuất hóa đơn cho khách. Tuy nhiên nếu khách không yêu cầu thì chúng tôi không cần xuất hóa đơn. Nếu xuất hóa đơn thì sẽ tính thuế VAT 5% nữa cho khách. Tôi không biết nội dung này có phù hợp với quy định của luật chưa. Hiện nay những quy định về việc Xử phạt mua hàng không có hóa đơn thế nào? Mua hàng từ bao nhiêu tiền thì sẽ bắt buộc phải xuất hóa đơn. Mong được luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi xin cảm ơn luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Xử phạt mua hàng không có hóa đơn thế nào? chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thực trạng buôn bán hàng hoá không có hoá đơn
Hiện nay thực trạng buôn bán hàng hóa không có hóa đơn diễn ra khá nhiều. Điều này có thể xuất phát từ việc họ chưa nắm rõ quy định về việc xuất hóa đơn để bán hàng hay vì lí do khách quan nào khác. Để giúp cho bạn đọc có thể hiểu nhiều hơn những quy định về việc xuất hóa đơn khi bán hàng, hãy tìm hiểu thực trạng buôn bán hàng hóa không có hóa đơn gồm có các nội dung như sau:
Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, những năm gần đây, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Song song với tình trạng trên, công tác đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu cũng được các lực lượng chức năng thực hiện quyết liệt, đặc biệt là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, hiện nay, kênh bán hàng online ngày càng phát triển càng tạo điều kiện cho các đối tượng kinh doanh hàng hóa không có hoá đơn. Để làm trong sạch thị trường hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sau khi hướng dẫn, nhắc nhở nhưng các cơ sở kinh doanh vẫn tái phạm thiết nghĩ lực lượng chức năng cần phải có biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tăng cường, thường xuyên phổ biến kiến thức pháp luật về hàng hóa, việc lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng góp phần làm trong sạch thị trường hàng hóa.
Thế nào là buôn bán hàng hoá không có hoá đơn?
Buôn báng hàng hóa hiện nay cần được xuất hóa đơn. Hóa đơn này là căn cứ để chứng minh việc mua bán của các chủ thể và giúp cho người mua có thể đối chiếu được. Vậy những quy định về khái niệm xuất hóa đơn bán hàng ra sao? Vậy thế nào là buôn bán hàng hóa không có hóa đơn. Vấn đề buôn bán hàng hóa không có hóa đơn hiện nay được hiểu gồm có các quy định chi tiết như sau:
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.” Theo đó, buôn bán hàng hóa không có hóa đơn được hiểu là việc buôn bán hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa, quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa.
Xử phạt mua hàng không có hóa đơn thế nào?
Hiện nay đa số mua hàng thì đều có xuất hóa đơn. Luật cũng có những quy định liên quan đến việc xuất hóa đơn. Vậy không xuất hóa đơn thì liệu có bị xử phạt hay xử lý như thế nào? Cách xử phạt mua hàng không có hóa đơn thế nào? Những ngành nghề dịch vụ nào cần được xuất hóa đơn? Tư vấn của chúng tôi về việc xử phạt mua hàng không có hóa đơn được hiểu cụ thể như sau:
Cụ thể, tại Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định các hành vi hàng hóa không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thì sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 – 400 nghìn đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá dưới 1 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 400 – 600 nghìn đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 1- đến dưới 2 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 2 – dưới 3 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 3 – dưới 5 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10 – dưới 20 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 5 -7 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20 – dưới 30 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30 – dưới 40 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50 – dưới 70 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70 – dưới 100 triệu đồng.
– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Áp dụng với trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, tại Khoản 13, Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, Chính Phủ khẳng định sẽ phạt tiền gấp đôi các mức phạt trên đối với người sản xuất, nhập khẩu nếu vi phạm hành chính hay mắc phải các sai phạm quy định tại khoản này.
Mua bán hàng không hóa đơn có bất hợp pháp không?
Hiện nay khi mua một số món hàng thì người mua cũng không có nhu cầu lấy hóa đơn. Tuy nhiên có một số ngành nghề đặc thù cần có hóa đơn để chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó. Vậy liệu có bắt buộc lúc nào bên bán cũng cần xuất hóa đơn hay không? Việc mua bán hàng không xuất hóa đơn hiện nay khi nào thì được xem là bất hợp pháp? Nội dung vấn đề trên được hiểu là:
Hóa đơn được hiểu là chứng từ do bên bán lập ra, ghi nhận đầy đủ thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không chỉ vậy, chứng từ này còn là một trong những căn cứ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dùng để lưu trữ thông tin, phục vụ trong quá trình hoạt động của các DN sau này.
Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, việc không xuất trình được hóa đơn trong một số hoạt động mua bán hàng hóa có thể khiến các bên bán và mua phải chịu xử phạt hành chính.
Tại Khoản 1, Điều 18 của Thông tư 39/2014/ TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: “Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” Điều này đồng nghĩa rằng: các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc bên bán phải lập hóa đơn cho bên mua.
Như vậy, trừ một số trường hợp ngoại lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động mua bán hàng hóa không hóa đơn sẽ bị quy vào hành vi bất hợp pháp và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đối với những hành vi nào?
Những quy định về xử phạt hành chính hiện nay được áp dụng trong hoạt động thương mại là chủ đề được quan tâm nhiều. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể mua bán nhưng lại không có hóa đơn chứng từ rõ ràng. Đây cũng được xem là hành vi sai phạm vì nếu bị kiểm tra thì có thể sẽ bị phạt. Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh lần 2 như thế nào? Những tư vấn về biện pháp Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại đối với những hành vi như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
– Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
– Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
– Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
– Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
– Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
– Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
– Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
– Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
– Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
– Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
– Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xử phạt mua hàng không có hóa đơn chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử phạt mua hàng không có hóa đơn thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đổi tên căn cước công dân …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Hộ kinh doanh nộp thuế khoán có xuất hóa đơn không?
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, hàng hóa được xuất kho nhưng luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa đơn (khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
Như vậy, chỉ có 02 trường hợp trên là không phải lập hóa đơn, tất cả các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ còn lại phải lập hóa đơn theo quy định.
Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn như sau:
– Nguyên tắc 1: Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Nguyên tắc 2: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
– Nguyên tắc 3: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi trốn thuế:
“1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;”