Xin chào Luật sư X. Hôn nhân là việc xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ sau khi thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Tôi được biết rằng pháp luật luôn đề cao sự tự nguyện của các bên khi tham gia xác lập mối quan hệ hôn nhân với mục đích cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, tuy nhiên không thể tránh khỏi những trường hợp lừa dối kết hôn. Gần nhà tôi có trường hợp, hai người nam nữ kết hôn để chồng đưa vợ sang nước ngoài với mục đích nhập quốc tịch. Tôi có thắc mắc rằng Xử phạt lừa dối kết hôn như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Lừa dối kết hôn là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì:
“Lừa dối kết hôn” quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
Như vậy, theo quy định có thể hiểu lừa dối kết hôn có thể là hành vi của một bên hoặc chủ thể thứ ba nào khác đã cố tình đưa những thông tin làm cho bên kia hiểu sai lệch về một vấn đề nào đó và dẫn đến việc đồng ý kết hôn.
Cụ thể, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình có quy định việc nam và nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện.
Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn cần chú ý một số điểm, trong đó có hướng dẫn về hành vi lừa dối kết hôn như sau:
Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;
Kết hôn giả tạo là lừa dối kết hôn đúng không?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn như chưa đủ tuổi, do không tự nguyện hay do một trong hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, kết hôn mà thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn cũng là kết hôn trái pháp luật. Các trường hợp kết hôn bị cấm như kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.Hiện nay, việc kết hôn giả tạo và lừa dối kết hôn thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP, một số ví dụ về lừa dối kết hôn đã được đưa ra. Chẳng hạn, anh A nói với chị B rằng nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp nên chị B đã đồng ý cưới nhưng cuối cùng anh A không thực hiện. Anh C hứa với chị D là nếu cưới nhau sẽ bảo lãnh ra nước ngoài nhưng anh C không làm được điều này sau khi cưới. Anh E bị vô sinh nhưng cố tình giấu để lấy được vợ; anh F biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu để lấy vợ…
Khi yêu cầu hủy kết hôn do lừa dối, cần chứng minh được hành vi lừa dối ở đây. Nếu không thể chứng minh được thì không thể yêu cầu hủy kết hôn được. Chẳng hạn, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì A không có căn cứ yêu cầu huỷ hôn do có sự lừa dối.
Xử phạt lừa dối kết hôn năm 2022 như thế nào?
Nguyên tắc xử lý hành vi lừa dối kết hôn
Về nguyên tắc xử lý hành vi lừa dối kết hôn, Nhà nước sẽ không thừa nhận các trường hợp kết hôn mà thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn.
Do đó, việc kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối kết hôn sẽ bị Toà án có thẩm quyền xem xét và huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó.
Tuy nhiên, huỷ kết hôn trái pháp luật do lừa dối kết hôn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ.
Vì vậy, khi xử lý các trường hợp trên, Toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm, mức độ vi phạm cũng như hoàn cảnh vi phạm.
Đặc biệt là phải xem xét và đánh giá thực chất quan hệ tình cảm giữa hai người từ khi kết hôn cho đến nay, từ đó toà án có quyết định xử lý đúng nhất, bảo đảm thấu tình đạt lý.
Ai được quyền yêu cầu hủy kết hôn do bị lừa dối?
Khi việc kết hôn được xác định có căn cứ là lừa dối thì Tòa án sẽ hủy kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân gia đình 2014:
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, đối với trường hợp kết hôn do bị lừa dối, người bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Hoặc khi không thể tự mình thực hiện, người bị lừa dối có thể đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp những cá nhân, tổ chức khác phát hiện có dấu hiệu lừa dối kết hôn thì có thể đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ để các cơ quan này yêu Tòa án tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xác định cha cho con khi cha đã chết
- Luật kết hôn đồng giới ở Việt Nam
- Đăng ký kết hôn có cần giấy khai sinh không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xử phạt lừa dối kết hôn năm 2022 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tư vấn pháp lý về vẫn đề mẫu đơn xin giải thể công ty… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Để hủy việc kết hôn trái pháp luật, cần nộp một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự)
– Đăng ký kết hôn
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn đó vi phạm điều kiện kết hôn
– Bản sao chứng minh nhân dân; hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng.
Sau khi việc kết hôn bị hủy, tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó.
Tài sản chung được chia theo thoả thuận.
Nếu không thoả thuận được, thì hai bên có thể yêu cầu Toà án giải quyết.
Toà án giải quyết có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và các con.
Vì không có quan hệ vợ chồng, không có cơ sở để xác lập quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai bên trong trường hợp một bên lâm vào cảnh sống túng thiếu sau khi hôn nhân bị huỷ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Hôn nhân gia đình 2014, khi việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối bị huỷ, thì quyền lợi của con cái được giải quyết như khi ly hôn.
Theo quy định, cha mẹ vẫn tiếp tục có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có quyền thăm nom con,…
Trường hợp cha mẹ tiếp tục chung sống như vợ chồng thì các vấn đề cấp dưỡng có thể không đặt ra nếu không có yêu cầu, cả hai bên cùng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con, tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho con.