Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Quang Trường, hiện đang là lái xe chở hàng cho một gia đình kinh doanh tôn, sắt, thép. Sáng ngày 6/3/2023, tôi có một chuyến giao hàng cách cửa hàng kinh doanh 80km. Trên quá trình vận chuyển hàng, tôi bị cảnh sát giao thông vẫy lại và xử phạt tôi về hành vi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đây là xe của ông chủ tôi thì trong trường hợp này ông chủ tôi có bị xử phạt không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Người tham gia giao thông cần phải lưu ý gì khi vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ như sau:
“Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
2. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.”
Như vậy, để vận chuyển hàng hóa trên đường thì cần phải sắp xếp hàng hóa gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
Quy định về việc chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe
Kích thước của thùng xe được quy định rất rõ trong luật Giao thông đường bộ theo từng loại xe, với ba phạm vi chính là chiều cao, chiều rộng và chiều dài.
Lỗi chở hàng vượt quá kích thước về chiều cao
Theo điều 18 thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ có những thông tin nêu rõ về lỗi chở hàng vượt quá kích thước về chiều cao như sau:
- Đối với xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như cát, đá, đất, than,… thì chiều cao xếp hàng không được cao quá chiều cao của thùng xe ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
- Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa được phép xếp cao hơn chiều cao của thùng xe nhưng phải cố định chắc chắn để đảm bảo an toàn. Chiều cao tối đa của từng loại xe được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên. Chiều cao xếp hàng hóa tối đa của từng loại xe như sau:
- Xe tải có tải trọng dưới 2.5 tấn: 2.8m
- Xe tải có tải trọng từ 2.5 – 5 tấn: 3.5m
- Xe tải có tải trọng từ 5 tấn trở lên: 4.2m
- Xe chuyên dùng và xe container: 4.35m
Từ đó, với những quy định trên, chúng ta có thể nhận thấy tùy theo loại phương tiện mà có chiều cao xếp hàng hóa tối đa là khác nhau, mức để tính lỗi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe về chiều cao cũng khác nhau.
Lỗi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe
Theo điều 19 thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều dài và chiều rộng của việc xếp hàng hóa trên phương tiện vận tải tham gia giao thông đường bộ có nói rõ mức kích thước được xếp so với thành thùng xe tùy theo từng loại xe. Các bạn nên nắm rõ xe của bản thân thuộc nhóm nào để có mức xếp hàng hóa hợp lý nhé.
Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa được cho phép trên những phương tiện giao thông là kích thước của thùng xe theo đúng thiết kế cũ của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Những quy định của lỗi chở hàng vượt quá kích thước về chiều dài và chiều rộng như sau:
- Xe chở khách không được xếp hàng hóa nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe
- Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chiều dài xếp hàng không được lớn hơn 1.1 lần chiều dài toàn bộ của xe và không lớn hơn 20m.
Khi điều khiển một phương tiện có chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe, các bạn nên lưu ý đến kích thước của hàng hóa để đảm bảo đúng luật nhé. Đồng thời, hàng hóa cũng cần chằng buộc cẩn thận, có xe báo hiệu đi phía trước nếu kích thước hàng quá lớn, hoặc có thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc kích thước hàng hóa lớn gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông đường bộ của những phương tiện khác.
Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi xếp hàng cao hợp mức cho phép như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
…
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
…”
Điều khiển xe ô tô tải chở hàng vượt quá chiều cao cho phép thì sẽ bị tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Ngoài ra tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt chủ phương tiện giao thông như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
..
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này;
…
15. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
g) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 7; điểm c khoản 8; điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
…”
Như vậy, theo quy định trên, điều khiển xe ô tô tải chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe thì chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức do lỗi giao phương tiện cho người điều khiển vi phạm. Ngoài ra, nếu hành vi vi phạm gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do chở hàng vượt quá chiều cao cho phép.
Tự ý thay đổi kích thước thùng xe có bị phạt không?
Để tránh phạm lỗi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe, có nhiều chủ xe đã nghĩ đến việc tự ý thay đổi kích thước thùng xe để có thể chuyên chở được nhiều hàng hóa hơn mà không vi phạm. Tuy nhiên, tất cả phương tiện khi tham gia giao thông đều phải giữ nguyên thiết kế ban đầu của nhà sản xuất, nếu có thay đổi về thiết kế cần có sự phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền để tránh trường hợp lách luật, tự ý cải tạo xe gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Trong trường hợp chủ phương tiện tự ý thay đổi kích thước của xe khác với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất, mức phạt khá nặng và nghiêm trọng. Các bạn có thể tham khảo các mức phạt tùy theo mức độ vi phạm dưới đây:
- Đối với người điều khiển phương tiện: phạt từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng
- Đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo,…: phạt từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng
- Đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo,…: phạt từ 12.000.000 đồng – 16.000.000 đồng
Bên cạnh mức phạt khá nghiêm trọng, các chủ phương tiện cũng như người điều khiển xe bắt buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước như ban đầu của xe và tiến hành đăng kiểm lại. Nếu không thực hiện, chủ xe sẽ bị xem xét tước quyền điều khiển và cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Luật đăng ký giao dịch bảo đảm quy định 2023
- Mua bán đất có xác nhận của phường có được cấp sổ đỏ?
- Thủ tục tống đạt văn bản tố tụng
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe như thế nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về thủ tục xin ly hôn thuận tình. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa của xe tải thì:
+) Về chiều rộng xếp hàng hóa
Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, giới hạn chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên xe căn cứ theo chiều rộng của thùng xe theo thiết kế hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu bạn vi phạm về giới hạn chiều chiều rộng xếp hàng hóa thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính về lỗi chở hàng quá chiều rộng của xe.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì đối với xe tải khi chở hàng thì chiều dài xếp hàng hóa cho phép không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe.
Ngoài mức phí phạt thì chắc chắn một vấn đề nữa cũng đang được nhiều bác tài thắc mắc đó chính là ai có thẩm quyền xử lý vi phạm vượt quá kích thước bao ngoài của xe. Đó là:
Cảnh sát giao thông.
Cảnh sát trật tự.
Cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh.
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Thanh tra giao thông vận tải.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Người được giao nhiệm vụ thành tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt trong phạm vi quản lý của địa phương.
Trưởng công an cấp xã.
Cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không.
Cảng vụ đường thủy nội địa.
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa.