Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Luật Hình sự

Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh bao nhiêu tiền năm 2023?

Hương Giang by Hương Giang
Tháng 3 24, 2023
in Luật Hình sự
0

Có thể bạn quan tâm

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Quy định chung về nguyên tắc quản lý cây xanh hiện nay
  3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thị
  4. Cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà có được phép chặt không?
  5. Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh bao nhiêu tiền?
  6. Chặt phá cây xanh có phải bồi thường giá trị cây không?
  7. Câu hỏi thường gặp

Vấn nạn chặt phá cây xanh có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay. Hậu quả của hành vi này không chỉ dừng lại ở việc gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng đến quá trình biến đối khí hậu trên toàn cầu. Do đó, nhằm nghiêm cấm triệt để hành vi này và xử phạt răn đe những cá nhân, tổ chưc có hành vi phạm tội, pháp luật nước ta đã ban hành khung hình phạt thích đáng đối với từng trường hợp cụ thể. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, mức xử phạt hành vi chặt phá cây xanh bao nhiêu tiền? Cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà có được phép chặt không? Chặt phá cây xanh có phải bồi thường giá trị cây không? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 16/2022/NĐ-CP

Quy định chung về nguyên tắc quản lý cây xanh hiện nay

Tại Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị như sau:

  1. Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
  3. Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị.
  4. Việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
  5. Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  6. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị định này.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thị

Tại Điều 7 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về Các hành vi bị cấm đối với cây xanh đô thị như sau:

Điều 7. Các hành vi bị cấm

  1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
  2. Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông và các khu vực sở hữu công cộng không đúng quy định.
  3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
  4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây.
  5. Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.
  6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định.
  7. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
  8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Cây xanh đô thị do chắn lối vào nhà có được phép chặt không?

Tại khoản 1 và 2 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:

  1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
    a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
    b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
    c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
  2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
    a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
    b) Cây bóng mát trên đường phố;
    c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
    d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.

Theo như quy định nêu trên, thì cây xanh đô thi được chặt hạ nếu đảm bảo các điều kiện trên. Do đó, bạn không được phép tự ý chặt cây xanh đô thị vì lý do chắn lối vào nhà của bạn.

Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa như sau:

“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;
b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
    b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
    c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
    d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
    đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này;
    b) Buộc trồng cây xanh đô thị đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chủng loại, tiêu chuẩn cây với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”

Như vậy cá nhân có hành vi tự ý chặt hạ cây xanh đô thị sẽ bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh
Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh

Chặt phá cây xanh có phải bồi thường giá trị cây không?

Tại khoản 9 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:

  1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều này còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.

Theo đó, nếu cá nhân có lý do chính đáng và được phép chặt hạ cây xanh đô thị thì bắt buộc phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

  • Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ ly hôn thuận tình mất bao nhiêu tiền. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ai có trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị?

Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định các cơ quan sau có trách nhiệm trong việc quản lý cây xanh đô thị: Trách nhiệm của các Bộ, ngành; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp nào được miễn giấy phép chặt hạ cây xanh đô thị?

Bên cạnh các điều kiện để chặt hạ cây xanh đô thị, vì tính cấp thiết mà được miễn giấy phép chặt hạ cây, như: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong những trường hợp này, trước khi thực hiện việc chặt cây phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chặt cây.

 Điều kiện chặt hạ cây xanh đô thị là gì?

Khoản 1 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định cây xanh đô thị đủ điều kiện để chặt hạ khi:
– Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
– Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
– Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thịCây xanh đô thị do chắn lối vào nhà có được phép chặt không?Chặt phá cây xanh có phải bồi thường giá trị cây không?Quy định chung về nguyên tắc quản lý cây xanh hiện nayXử phạt hành vi chặt phá cây xanh

Mới nhất

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Gia Vượng
Tháng 1 9, 2024
0

Trong vụ án Việt Á gần đây, bản án đã được đưa ra cho cựu Bộ trưởng Y tế, ông...

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt vì tội danh gì?

by Nguyễn Tài
Tháng 1 4, 2024
0

Ngày 2-1,Trung tướng Tô Ân Xô, người đứng đầu Phòng Phát ngôn của Bộ Công an, thông báo về một...

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

Xử Phan Quốc Việt vụ Việt Á đối diện mức án gì?

by Trang Quynh
Tháng 1 2, 2024
0

Trong phiên tòa hôm nay, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Phan Quốc Việt, đã phải đối diện với...

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

Nghi can sát hại ba người ở Cà Mau bị mức án gì?

by Ngọc Gấm
Tháng 12 6, 2023
0

Vụ án giết người tại Cà Mau chính là một trong những vụ việc xảy ra đang thu hút nhiều...

Next Post
Chặt cây của người khác trên đất của mình

Chặt cây của người khác trên đất của mình có được không?

Xử lý tài sản trên đất của người khác như thế nào?

Xử lý tài sản trên đất của người khác như thế nào?

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x