Như chúng ta đã biết, người chưa thành niên; có những đặc điểm riêng về sự phát triển tâm sinh lý. Khi người chưa thành niên vi phạm pháp luật; thường do nhiều yếu tố khác tác động; thậm chí bản thân họ chưa nhận thức được hết sự nguy hiểm; cũng như hậu quả của hành vi mình thực hiện. Do vậy, việc xử lý hành chính đối với người chưa thành niên; khác với người đã thành niên vi phạm. Vậy, Xử phạt hành chính với người chưa thành niên được quy định thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Nội dung tư vấn
Người chưa thành niên bao gồm những đối tượng nào?
Theo pháp luật hiện hành, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) gồm cá nhân, tổ chức. Xét riêng về cá nhân thì chủ thể bị xử phạt VPHC bao gồm công dân Việt Nam; người nước ngoài và cả người không quốc tịch. Cá nhân bị xử phạt VPHC phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi. Theo đó, tuổi bị xử phạt VPHC được chia làm hai loại:i) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý; ii) Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt VPHC về mọi VPHC.
Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định “trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên; có nội hàm rộng hơn trẻ em bởi người chưa thành niên; bao gồm trẻ em và người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Ở ngưỡng trước 18 tuổi, con người bước vào thời kỳ phát triển bản lề; có sự thay đổi nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý; nhưng sự phát triển này vẫn nằm trong giai đoạn cuối của thời kỳ chưa trưởng thành; nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định.
Xử phạt hành chính với người chưa thành niên được quy định thế nào?
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính như sau: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Vì vậy, trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên; vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. (Điều 134 Luật XLVPHC).
Theo quy định tại Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.
Từ quy định trên có thể hiểu pháp luật chia ra làm 2 độ tuổi để áp dụng chế tài xử lý như sau:
– Độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Không áp dụng hình thức phạt tiền
– Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.
Người chưa thành niên vi phạm nhưng không có tiền nộp phạt thì làm cách nào?
Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC quy định: “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC mà không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.
Nội dung các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý VPHC là nhằm bảo đảm thi hành các quyết định phạt tiền cho thấy, các biện pháp này chỉ áp dụng đối với người VPHC; đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên – những người không VPHC thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế này.
Trên thực tế, có khá nhiều quyết định phạt tiền đối với người chưa thành niên không thể thi hành bởi người chưa thành niên không có tiền nộp phạt, cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên tuy có tiền, có tài sản nhưng cũng không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thay cho người chưa thành niên.
Ngoài quy định về xử phạt hành chính, người chưa thành niên còn bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính ( giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng) trong các trường hợp sau đây:
- Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Như vậy, người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật chỉ bị áp dụng 01 trong 02 biện pháp xử lý hành chính: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Phương thức nộp phạt khi bị xử phạt hành chính với người chưa thành niên
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Xử phạt hành chính với người chưa thành niên được quy định thế nào?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Quy định về xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.