Mỗi người đều có quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe. Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không ai có quyền xâm phạm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người khác. Vì vậy, người nào có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì đều có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm và tính chất nghiêm trọng của vụ việc thì người này có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. Cùng Luật sư X tìm hiểu về các biện pháp xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích qua bài viết dưới đây.
Xử phạt hành chính tội cố ý gây thương tích
Những trường hợp mà chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
Mức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 01 triệu đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
– Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi:
+ Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
+ Cố tình xâm hại hoặc thuê người khác thực hiện hành vi xâm hại sức khỏe của người khác.
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập thành biên bản.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật hình sự 2015 thì để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích thì phải đáp ứng các yếu tố cấu thành của tội này, cụ thể:
– Về mặt hành vi của tội phạm: Người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác. Hành vi cố ý gây thương tích này thể hiện nhận thức và sự điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Hành vi này là nguyên nhân dẫn đến việc gây ra thương tích cho người khác.
– Về chủ thể: Người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Công cụ, phương tiện sử dụng
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.
Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công
Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
– Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thươn tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
– Về khách thể: Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là quyền được pháp luật bảo vệ.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hoàn toàn có lỗi trong việc gây ra thương tích.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ bao gồm những khoản sau đây:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hiện tại, mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào?
- Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty nhanh, quy định tạm ngừng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Khác với hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng, ngoài việc bị phạt hành chính, hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị bị phạt hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, mức phạt được quy định với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định:
– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
– Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
– Có tổ chức;
– Có tính chất côn đồ…