Vấn nạn những người có chức quyền nhận hối lộ là một trong những vấn nạn được báo chí nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây. Nhà nước ta đang tăng cường công tác quản lý, nhận diện, phát hiện các cá nhân, tổ chức có hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để điều tra những hành vi nhận hối lộ vì thủ đoạn phạm tội ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Mức xử phạt hành chính nhận hối lộ năm 2023 là bao nhiêu? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Nhận hối lộ có bị kết án tử hình không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nhận hối lộ là gì?
Theo quy định, nhận hối lộ là việc một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào (lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) cho chính bản thân người này hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Lợi ích này có thể cho một người hoặc một tổ chức khác mà không nhất thiết phải là chính người có chức vụ, quyền hạn.
Trong đó, hành vi làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể là hành vi trái pháp luật hoặc hành vi không trái pháp luật nhưng các hành vi đó đều được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Mức xử phạt hành chính nhận hối lộ năm 2023
Nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 354, 364 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi đưa, nhận hối lộ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, hành vi nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú còn bị xử phạt như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi;
b) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú;
c) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
d) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
Như vậy, pháp luật quy định Xử phạt hành chính nhận hối lộ như trên.
Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ:
– Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội: Tội đưa hối lộ, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản…, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Lợi ích phi vật chất.
Như vậy, trường hợp nhận hối lộ từ trên 02 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự về Tội nhận hối lộ.
Nhận hối lộ bị đi tù bao nhiêu năm?
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Nhận hối lộ có bị kết án tử hình không?
Tại Khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 và 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt tử hình như sau:
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Theo đó, người nào có hành vi nhận hối lộ có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên thì có thể chịu hình phạt tử hình. Tuy nhiên, nếu người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì người này có thể được chuyển hình phạt từ tử hình thành chung thân.
Tội nhận hối lộ sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Như vậy đối với tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này mới không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, những trường hợp khác phạm tội này vẫn áp dụng quy định về thời hiệu quy định tại Điều 27.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Xử phạt hành chính nhận hối lộ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháo lý về xin mã số thuế cá nhân của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc Phó Chánh án Tòa án tỉnh nhận hối lộ 100 triệu thì người này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đồng thời, người này còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, mức phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra và quyết định của Tòa án.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án tử hình 2019 quy định về các trường hợp được hoãn thi hành án tử hình như sau:
Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp sau:
Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Người đủ 75 tuổi trở lên;
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Như vậy, trong trường hợp mà bạn đề cập do người bị kết án tử hình vì nhận hối lộ mà đã nộp lại hơn ba phần tư số tiền nhận hối lộ nên sẽ được hoãn thi hành án tử hình theo quy định.
Tại Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội tử hình, khi cá nhân người đã bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà đã tự nguyện nộp lại 3/4 tổng số tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm thì cá nhân đó sẽ không phải chịu án tử hình.