“Vừa qua công ty A có nhập lậu một lô hàng bánh kẹo không có giấy phép rõ ràng. Tuy là nhân viên nhưng tôi cũng lo lắng rằng sẽ bị ảnh hưởng, sau này tôi cũng sẽ bị liên lụy. Vậy nên luật sư cho tôi hỏi xử phạt đối với trường hợp kinh doanh trái phép như thế nào? Hiện nay những quy định về kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự xử phạt như thế nào? Mong trả lời sớm giúp tôi với ạ. Tôi xin cảm ơn.”
Những vấn đề liên quan kinh doanh trái phép hay xử phạt hành chính liên quan, để hiểu rõ mời bạn tham khảo tại Luật sư X của chúng tôi:
Khái niệm kinh doanh trái phép
Kinh doanh trái phép là một hành vi không hiếm thấy trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác hành vi này là gì; và sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật. Thậm chí có những người ngang nhiên kinh doanh trái phép; mà không biết hoặc không màng tới hậu quả xử phạt.
Kinh doanh trái phép được hiểu là hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh; kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải có giấy phép.
Hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 ban hành năm 2017 có hiệu lực đã bãi bỏ quy định về tội kinh doanh trái phép; nghĩa là hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa mà chỉ bị xử lý vi phạm hành chính.
Xử phạt hành chính kinh doanh trái phép như thế nào?
Trong hệ thống pháp luật hiện hành, việc xử phạt vi phạm hành chính; với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Căn cứ theo quy định cũ và sửa đổi tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP đã quy định như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh; ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi hoạt động kinh doanh; mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh; hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này; trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa; dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện”.
Bên cạnh đó, quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định đã cũ; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, mua bán hàng giả, hàng cấm; và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thì kinh doanh không đăng ký doanh nghiệp bị xử lý như sau:
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định”.
Căn cứ vào quy định trên, thì việc cá nhân/tổ chức; thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh; mà không tiến hành đăng ký thì có thể bị xử phạt theo quy định trên. Vì vậy, nhằm tránh tổn thất và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của mình; việc tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh ngay từ ban đầu là điều rất quan trọng.
Hồ sơ cần để đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Để thành lập hộ kinh doanh, thì hộ gia đình/cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ; và tiến hành thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thì hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh; đối với trường hợp bắt buộc phải thành lập sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khá nặng. Vậy nên cần chuẩn bị cá hồ sơ, thủ tục để đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Xử phạt hành chính gây rối trật tự công cộng là bao nhiêu?
- Xử phạt hành chính đánh bạc theo Nghị định 144 như thế nào?
- Xử phạt hành chính hành vi xâm phạm chỗ ở hiện nay ra sao?
- Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xử phạt hành chính kinh doanh trái phép“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;
d) Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh;
đ) Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập;
e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Đến nay, theo quy định Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã bãi bỏ tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông. Như vậy, với những quy định pháp luật hiện hành đã bãi bỏ quy định về tội kinh doanh trái phép. Đồng nghĩa là hành vi này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi kinh doanh trái phép kể từ ngày 01/01/2018 nhưng vẫn bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật thì nằm trong mức nào sẽ có giá tiền phạt khác nhau tùy theo. Và nếu vượt quá mức giá hành chính sẽ bị xử lý theo luật hình sự.