Chào Luật sư. Tôi tên là Tuấn năm nay 30 tuổi quên tôi ở Huế hiện tại tôi đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi dịp cận tết khi tôi về quê trên xe tôi thấy lượng khách chen chúc nhiều hơn bình thường. Lượng không khí trên xe lúc này khá thấp vì nhiều người quá làm tôi khó chịu và đôi lúc còn cảm thấy khó thở. Cho tôi hỏi pháp luật hiện nay có quy định về số lượng người được phép chở đối với ô tô khách như thế nào? Mức xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người quy định ra sao. Mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin cảm ơn.
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề trên. Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết “Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người quy định” dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Xe ô tô khách được chở quá bao nhiêu người thì không bị phạt?
Theo Điều 68 Luật giao thông đường bộ 2008 thì:
Một trong những quy định người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành là không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
Tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định:
Loại xe | Số người được phép chở quá |
Xe dưới 10 chỗ ngồi | Được phép chở quá 1 người. Từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt |
Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ. | Được phép chở quá 2 người. Từ người thứ 3 sẽ bị xử phạt. |
Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ. | Được phép chở 3 người. Từ người thứ 4 sẽ bị xử phạt |
Xe trên 30 chỗ. | Được phép chở 4 người. Từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt |
Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người quy định
Theo khoản 2, 4 và điểm a,c khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/ND-CP quy định mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, xe ô tô chở người và các loại xe tương tự chở quá sổ người quy định như sau:
Đối với xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) chạy cự ly nhỏ hơn 300km
- Người điều khiển bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 05 tháng tuỳ từng trường hợp.
- Chủ phương tiện phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người nhưng không vượt quá 40.000.000 đồng (cá nhân), từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng.
Đối với xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km
- Người điều khiển phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định. Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 05 tháng tuỳ từng trường hợp.
- Chủ phương tiện là cá nhân bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá nhưng không vượt quá 40.000.000 đồng, là tổ chức bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá nhưng không vượt quá 80.000.000 đồng .
Mức phạt bổ sung đối với 2 trường hợp trên:
– Trường hợp chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Trường hợp chở vượt trên 100% bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Và buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định.
Ngoài ra cần chú ý, không chỉ lái xe ô tô chở quá số người quy định bị phạt mà cả chủ xe cũng không tránh khỏi việc liên đới chịu trách nhiệm xử phạt như trên nếu phương tiện mình sở hữu vi phạm.
Chủ xe có bị phạt nếu xe ô tô khách chở quá số người quy định?
Căn cứ Khoản 3 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân,
từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này”.
Có thể bạn quan tâm
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
- Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất sáp nhập?
- Người lao động nghỉ ốm có giấy bệnh viện hưởng chế độ như thế nào?
- Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Xử lý trường hợp ô tô khách chở quá số người quy định” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Trích lục hồ sơ sổ đỏ… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline: 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điểm c Khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP Bổ sung khoản 7a vào sau khoản 7 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“7a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.”
Do đó trong trường hợp này xe ô tô chở khách có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng
Theo điểm e Khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/ND-CP Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe
Do đó trong trường hợp trên xe ô tô chở khách có thể bị phạt từ từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng
Theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
…”
Nếu bạn vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết 02 người thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 ĐIều 260 đã nêu trên với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) để xác định các tình tiết được áp dụng với bạn của mình trong trường hợp này.