“Xin chào luật sư. Gia đình tôi có kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ. Thời gian vừa rồi tôi có cho khách thuê phòng nhưng không thực hiện việc thông báo lưu trú. Vậy việc thông báo lưu trú cho khách khi tôi đang kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ là có bắt buộc hay không? Nếu có thì thủ tục thông báo lưu trú này thực hiện như thế nào? Trường hợp vi phạm thì pháp luật hiện nay xử lý nhà nghỉ không thông báo lưu trú ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xử lý nhà nghỉ không thông báo lưu trú như thế nào?
Tại khoản 1 điều 30 Luật cư trú 2020 quy định về vấn đề thông báo lưu trú như sau:
“Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.“
Theo đó, việc thông báo lưu trú khi khách đến thuê nhà nghỉ là việc bắt buộc theo quy định pháp luật. Chủ nhà nghỉ có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.
Nhà nghỉ không thông báo lưu trú bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Như vậy, đối với hành vi không khai báo lưu trú cho khách đến thuê nhà nghỉ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định hiện hành.
Thực hiện thông báo lưu trú như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020 , lưu trú được hiểu là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
Luật cư trú 2020 quy định khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú 2020 , việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
– Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm:
- Họ và tên;
- Số định danh cá nhân hoặc số CMND/CCCD, số hộ chiếu của người lưu trú;
- Lý do lưu trú;
- Thời gian lưu trú;
- Địa chỉ lưu trú.
– Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú;
– Trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau;
Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
– Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Có các loại hình cơ sở lưu trú du lịch nào?
Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch có quy định về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Cụ thể như sau:
– Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
- Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
- Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
- Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
- Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
– Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
– Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
– Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
– Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
– Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Như vậy, hiện nay có các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như đã nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
- Dịch vụ lưu trú có được giảm thuế không?
- Quy định về lưu trú và mức phạt tiền khi không thông báo lưu trú
- Xử phạt không khai báo tạm trú cho người nước ngoài ra sao?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xử lý nhà nghỉ không thông báo lưu trú theo QĐ 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục hộ khẩu online; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc thông báo lưu trú được áp dụng đối với trường hợp nêu tại khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020. Theo đó, khi người dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA, người dân thực hiện thông báo lưu trú theo 04 cách:
– Tới trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc địa điểm tiếp nhận thông báo lưu trú;
– – Qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
– Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
– Ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quy định tại Điều 49 Luật du lịch 2017 như sau:
– Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.