Thưa luật sư, năm 2015 tôi có mua 1 miếng đất để dành xây nhà, giấy tờ hợp lệ hoàn toàn với diện tích là 5×16,8m. Nay nhà kế bên có xây và lấn chiếm hết 5 cm chiều ngang và cả 3 tầng cũng lấn như thế. Tôi muốn lấy lại phần đất bị lấn chiếm. Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà của kiên cố như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà của kiên cố. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi
Căn cứ pháp lý
Luật đất đai 2013
Khái niệm lấn, chiếm đất đai
Quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau:
Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà của kiên cố
Hành vi lấn, chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo Điều 12 Luật Đất đai 2013. Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại QSDĐ mà một bên lấn chiếm thì cần phải thu thập đầy đủ Giấy chứng nhận QSDĐ, các tài liệu về đất đai được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như: sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất,… các tài liệu thể hiện hiện trạng thửa đất trước khi có việc lấn chiếm đất đế có căn cứ xác định QSDĐ hợp pháp của mỗi bên.
Với tranh chấp này, đương sự cần đề nghị tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc, xác định diện tích thực tế mỗi bên đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu mâu thuẫn nhau thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc giám định lại như đo đạc lại diện tích thực tế hai bên đang sử dụng, giám định lại các chữ số có nghi ngờ có sự tẩy xóa, sửa chữa… từ đó chứng minh cơ sở để xác định các bên có lấn chiếm đất của nhau không. Chỉ khi xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở để xác định ranh giới đất thì mới có căn cứ để tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện.
Trường hợp đất lấn chiếm đã được xây dựng nhà kiên cố thì về nguyên tắc, bên bị lấn chiếm được quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lấn chiếm tháo dỡ phần xây dựng trái phép. Tuy nhiên, bên bị lấn chiếm phải chứng minh khi xây dựng trên phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng hoặc vì những lý do khách quan, chính đáng mà bên bị lấn chiếm đã không thể biết mình bị lấn chiếm. Trong trường hợp điều kiện thực tế thi hành án bên lấn chiếm không thể trả lại phần đất và không gian đã lấn chiếm thì bên bị lấn chiếm được quyền đề nghị tòa án buộc bên lấn chiếm phải thanh toán cho bên kia giá trị QSDĐ theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại đối với phần đất hoặc không gian mà chủ sử dụng đất không được sử dụng.
Hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi lấn chiếm đất công trái phép được xử lý theo những trường hợp sau:
Đối với lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Đối với lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Đối với lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, tại khu vực nông thôn thì:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản trên và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, hành vi lấn chiếm đất của nhà nước còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như sau:
- Một là, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm nói trên;
- Hai là, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai và buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.
Mời bạn xem thêm bài viết
- TỰ Ý XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ SAO KHÔNG?
- CÓ BẮT BUỘC PHẢI XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG KHI XÂY NHÀ
- PHẢI LÀM SAO KHI HÀNG XÓM LẤN ĐẤT XÂY NHÀ VÀ CÒN ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà của kiên cố?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Trích lục ghi chú ly hôn ; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều cách để phân loại các trường hợp lấn chiếm đất trong đó phân theo loại đất bị lấn chiếm sẽ có các trường hợp như sau:
– Hành vi lấn, chiếm đất công
– Lấn chiếm đất quốc phòng an ninh
– Hành vi lấn chiếm đất của người khác
– Lấn chiếm đất lưu không (hành lang giao thông)
– Lấn chiếm đất rừng, rừng phòng hộ
Một bộ hồ sơ lấn chiếm đất đai thường bao gồm các loại giấy tờ sau:
Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai
CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người tốc cáo (dùng bản sao y)
Các bằng chứng về vi phạm lấn chiếm đất trái phép của người bị tố cáo như: Video, hình ảnh kèm theo…
Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, của cơ quan chức năng xác thực cho hành vi vi phạm này.
Văn bản thể hiện tình trạng các tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất trái phép gây ra (nếu có).