Xin chào Luật sư X! Nhà nước luôn quan tâm đến dân số nên các chính sách dân số luôn được quan tâm. Tuy nhiên, nếu vi phạm các chính sách dân số thì sẽ bị xử lý như thế nào? Tôi muốn hỏi Luật sư về xử lý kỷ luật vi phạm chính sách dân số như thế nào? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn.
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH
- Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12
- Quy định 69-QĐ/TW
Kỷ luật
Kỷ luật là gì?
Kỷ luật là quy tắc xử sự chung do cơ quan, tổ chức đặt ra và những cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân thủ, thực hiện theo nhằm tạo ra sự thống nhất để công việc, kết quả học tập…đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Đối với cơ quan Nhà nước: ỷ luật là khuôn mẫu mà các cán bộ, công viên chức phải tuân theo, nếu làm trái các quy tắc sẽ bị xử lý kỷ luật. Lúc này, xử lý kỷ luật mang tính pháp lý.
Đặc điểm của kỷ luật
- Kỷ luật được tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của đất nước.
- Kỷ luật mang tính bắt buộc khi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức đều có những quy định riêng về kỷ luật.
- Kỷ luật thưởng được thể hiện, quy định trong các văn bản tổ chức, cơ quan nhà nước.
Xử lý kỷ luật là gì?
Trong một tập thể, tổ chức nếu một cá nhân không có tính kỷ luật, có hành vi vi phạm quy định, nội quy được tổ chức, cơ quan đặt ra hoặc vi phạm quy định pháp luật thì cá nhân đó sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm.
Việc xử lý kỷ luật nhằm mục đích chấn chỉnh lại thái độ, nhận thức của người vi phạm để họ có thể rút kinh nghiệm cho bản thân. Theo quy định hiện nay, xử lý kỷ luật áp dụng với hai đối tượng:
- Với người lao động trong các tổ chức, công ty/doanh nghiệp
- Với cán bộ, công viên chức
Chính sách dân số
Chính sách dân số là gì?
Chính sách dân số là hệ thống các mục tiêu dân số được đề ra một cách có ý thức và cơ sở khoa học về quy mô, tốc độ tăng trưởng dân số và sự phân bố dân cư, cùng hệ thống các biện pháp (tổ chức, giáo dục, thông tin, truyền thông, kinh tế – xã hội , y tế, hành chính, pháp luật, kỹ thuật…) nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Mục tiêu của chính sách dân số
Các mục tiêu của chính sách dân số luôn thay đổi trong các giai đoạn và phát triển. Vấn đề dân số không thể độc lập với những vấn đề kinh tế xã hội nhất định.
Vì vậy, mục tiêu của chính sách dân số phải được xác định trong môi trường kinh tế xã hội cụ thể. Có thể thấy rõ điều này qua sự khác nhau của mục tiêu dân số giữa các quốc gia. Mặc dù có mối quan hệ ràng buộc giữa các hệ thống chính sách dân số với hệ thống chính sách kinh tế xã hội, nhưng mỗi hệ thống có mục tiêu riêng, có tính độc lập tương đối nhất định.
Việc cải thiện các môi trường kinh tế xã hội như hạ tỷ lệ thất nghiệp, phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao mức sống toàn dân, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế… đến lượt nó sẽ cải thiện được môi trường của dân số và có tác động to lớn đến việc thực thi các mục tiêu dân số.
Từ quan điểm trên, một mặt Nhà nước Việt Nam đặt chính sách dân số trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, mặt khác lại hoạch định riêng chiến lược và chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình với mục tiêu và những đặc thù của nó.
Các biện pháp của chính sách dân số
Các biện pháp tổ chức giáo dục, tuyên truyền về dân số và phát triển:
- Thành lập và vận hành có hiệu quả hệ thống tổ chức quản lý chính sách dân số từ trung ương đến địa phương.
- Phát triển các trung tâm, các viện nghiên cứu và đào tạo về dân số, phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Tổ chức mạng lưới thông tin, giáo dục truyền thông dân số từ trung ương đến các cơ sở, các cộng đồng dân cư.
- Tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông dân số làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích của kế hoạch hóa gia , chấp nhận gia đình quy mô nhỏ như một chuẩn mực xã hội là giải pháp hàng đầu để thực hiện các mục tiêu dân số.
Các biện pháp đầu tư, hỗ trợ kinh tế cho phát triển dân số:
- Các biện pháp kinh tế, kích thích vật chất để hướng các gia đình vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
- Những khuyến khích tinh thần để động viên kịp thời những người đi đầu trong việc thực hiện chính sách.
Các biện pháp đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật và y tế: Các biện pháp kỹ thuật và y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện hành vi dân số học của mình, ý thức dân số và sự chấp thuận các biện pháp kế hoạch hóa gia có ý nghĩa quyết định hàng đầu.
Các biện pháp hành chính – pháp luật: những biện pháp hành chính – pháp luật trước hết bảo đảm những thủ tục hành chính thuận lợi cho nguời dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ lợi ích, tính mạng và sức khỏe cho người dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đề cao trách nhiệm của viên chức và các tổ chức tham gia các chương trình dân số – kế hoạch hóa gia đình, cũng như ngăn chặn những hành vi cố tình phá hoại CSDS quốc gia.
Xử lý kỷ luật vi phạm chính sách dân số
Hiện nay Nghị định 112/2020 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính; đã không đề cập gì đến việc xử lý việc sinh con thứ ba nữa. Có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức; viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy; quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.
Điều 52, Quy định 69-QĐ/TW hướng dẫn hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số như sau:
- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
- Vi phạm chính sách dân số.
- Trường hợp vi phạm đã kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
- Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
- Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
- Trường hợp vi phạm các quy định nêu trên gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Những trường hợp không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình
Những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
- Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Xử lý kỷ luật vi phạm chính sách dân số”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký mã số thuế cá nhân … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh dân số 2003, các hành vi bị nghiêm cấm là:
1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;
4. Di cư và cư trú trái pháp luật;
5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;
6. Nhân bản vô tính người.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật 02 năm áp dụng đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.