Đảng viên là những người ưu tú được chọn lựa và phải đáp ứng các điều kiện nhất định để trở thành chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Trường hợp Đảng viên vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? Xử lý hình sự đối với Đảng viên ra sao?
Căn cứ
- Quy định 22-QĐ/TW năm 2021
- Quy định 102-QĐ/TW năm 2017
Xử lý hình sự đối với Đảng viên vi phạm pháp luật
Khi một Đảng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà mức phạt có thể áp dụng từ phạt cải tạo không giam giữ thì sẽ bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng.
Quy trình xử lý kỷ luật đối với Đảng viên trong trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 40 Quyết định 30 – QĐ/TW năm 2016. Cụ thể:
- Một đảng viên vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà cơ quan có thẩm quyền phải bắt, khám xét khẩn cấp đối với Đảng viên này, thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bắt, khám xét, đảng viên là thủ trưởng của cơ quan có thẩm quyền này phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức Đảng nơi quản lý đảng viên vi phạm đó.
- Tổ chức Đảng có thẩm quyền thông qua quá trình điều tra, xác minh về hành vi của Đảng viên bị khởi tố, truy tố, tạm giam có đến mức bị xử lý kỷ luật về Đảng hay không để chủ động xem xét, xử lý kỷ luật Đảng mà không nhất định phải chờ đến kết luận hoặc bản tuyên án của Tòa án.
- Sau đó, khi đã có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án, tổ chức đảng có thẩm quyền có thể xem xét lại việc kỷ luật Đảng viên vi phạm này nếu thấy cần thiết hoặc trong trường hợp mà pháp luật quy định.
Lưu ý: Không bắt buộc phải thực hiện việc xử lý kỷ luật theo quy trình xử lý kỷ luật về Đảng mà tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn có thể quyết định khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên (nếu là đảng viên dự bị) trên cơ sở căn cứ vào bản án đã có hiệu lực pháp luật nếu thuộc trường hợp: Đảng viên bị Tòa án tuyên án hình phạt với mức phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên.
Trường hợp bản án đã có hiệu lực của pháp luật bị hủy bỏ hoặc có sự thay đổi mức án hoặc vụ án bị đình chỉ do có dấu hiệu oan, sai thì tổ chức Đảng có thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng phải xem xét lại việc kỷ luật Đảng viên này, dù người này còn sống hay đã chết.
Kiểm tra giám sát và tiến hành xử lý Đảng viên vi phạm pháp luật về hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, theo đó:
“Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.”
Thi hành kỷ luật đối với đảng viên bị khởi tố hình sự
Căn cứ theo Điều 28 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt đảng như sau:
- Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đảng viên, cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng; cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy; cấp ủy viên bị khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy nhưng vẫn được sinh hoạt đảng.
- Tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và kiểm tra của Đảng thì đình chỉ hoạt động.
Như vậy, Đảng viên bị khởi tố không bị đình chỉ sinh hoạt đảng, chỉ khi có quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.
Thi hành kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm pháp luật
Theo Điều 17 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về thi hành kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm pháp luật như sau:
1. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giữ, bắt, khám xét khẩn cấp, khởi tố bị can hoặc bản án có hiệu lực pháp luật đối với công dân là đảng viên thì chậm nhất là 3 ngày, thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó.
2. Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.
3. Đảng viên có vi phạm bị truy nã hoặc bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên đảng viên thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và các tổ chức đảng nơi đảng viên đó là thành viên. Đảng viên, cấp ủy viên bị toà án tuyên phạt hình phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, tổ chức đảng có thẩm quyền phải quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy và xem xét để quyết định xử lý kỷ luật theo đúng quy trình.
4. Đảng viên bị xử oan, sai đã được toà án quyết định hủy bỏ bản án hoặc thay đổi mức án, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án thì các tổ chức đảng có thẩm quyền phải kịp thời xem xét lại quyết định kỷ luật đối với đảng viên đó, kể cả trường hợp đã chết.Căn cứ để xem xét, ban hành quyết định kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm pháp luật.
Theo tiểu mục 8 Mục III Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021 về việc ban hành quyết định kỷ luật Đảng viên vi phạm pháp luật về hình sự như sau:
- Đảng viên bị tuyên phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, xử lý kỷ luật cho phù hợp.
- Đảng viên có hành vi phạm tội mà cơ quan bảo vệ pháp luật kết luận chưa đến mức xử lý hình sự hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; đã có kết quả xử lý đối với đảng viên có hành vi phạm tội bị khởi tố, bắt tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử thì cơ quan bảo vệ pháp luật phải có văn bản thông báo cho cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc việc xử lý theo thẩm quyền luật định.
Trường hợp không phải làm quy trình, thủ tục từ dưới lên khi thi hành kỷ luật thì Ủy ban kiểm tra báo cáo đề xuất (bằng văn bản) để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định kỷ luật.
Như vậy, căn cứ vào hình phạt, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hoặc căn cứ vào văn bản đề xuất của Ủy ban kiểm tra để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định kỷ luật cho phù hợp.
Trường hợp Đảng viên vi phạm pháp luật về hình sự mà không bị xử lý kỷ luật
Theo Điều 5 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật như sau:
- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.
- Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, nếu Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Xử lý hình sự đối với đảng viên ”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ logo công ty, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- .Bản kiểm điểm Đảng viên vi phạm đánh bạc năm 2022
- Quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm đánh bạc như thế nào?
- .Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hải Phòng
Câu hỏi thường gặp
Đối với việc đình chỉ sinh hoạt hoạt động quy định tại Điều 31 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, theo đó:
–Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng và đình chỉ sinh hoạt cấp ủy là 90 ngày. Trường hợp phải gia hạn thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90 ngày.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên như sau:
1. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.
2. Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3. Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng