Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy phép cấp cho cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Nếu không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn kinh doanh, sản xuất sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy xử lý cơ sở không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Hãy cũng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cơ sở phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Các cơ sở ngoại sản xuất, kinh doanh thực phẩm trừ các trường hợp dưới đây đều phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Xử lý cơ sở không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Cơ sở sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
- Buộc thu hồi thực phẩm;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm;
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
- Buộc thu hồi thực phẩm;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm;
Nếu hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm gây hậu quả nghiêm trong có thể bị xử lý hình sự theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng
- Dịch vụ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vậy các cơ sở xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mà tùy theo từng lĩnh vực để nộp hồ sơ đến 3 cơ quan trên.
Trường hợp nếu làm mất, hỏng, rách,… Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ sở thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hồ sơ chuẩn bị gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận; Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã được câp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Nếu cơ sở đang trong thời gian chờ kết quả thì không là căn cứ xác định cơ sở không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.