Quyết định xử dưới khung hình phạt là hình phạt thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, là quy định thể hiện sự ưu việt của pháp luật hình sự Việt Nam, đề cao tính nhân đạo đối với người có hành vi phạm tội thông qua việc giảm bớt trách nhiệm hình sự bằng việc áp dụng loại hình phạt khác nhẹ hơn và mức độ phạt áp dụng thấp hơn so với việc người bị kết án sẽ bị áp dụng loại hình phạt, mức phạt nặng hơn nếu người đó bị Tòa án quyết định hình phạt trong trường hợp thông thường. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người bị kết án nhận ra sai lầm của mình, tích cực cải tạo để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Vậy xử dưới khung hình phạt được quy định như thế nào?
Để gải đáp thắc mắc này mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định của điều luật xử dưới khung hình phạt
Theo điều 54 Bộ luật Hình sự về trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thể hiện:
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
- Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Các trường hợp nào áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt?
Theo điều 54 Bộ luật hình sự, Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng gồm 02 trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, Theo Khoản 1 Điều 54, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này. Đầu tiên, là số lượng tình tiết giảm nhẹ ít nhất phải từ 2 trở lên và tình tiết đó phải là những tình tiết đã được Cơ quan lập pháp chỉ định rõ tại Khoản 1 Điều 51. Vì vậy, những tình tiết giảm nhẹ theo Khoản 2 Điều 51, có ghi trong bản án cũng không được áp dụng để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Tiếp theo, phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Như vậy, không thể áp dụng khung liền kề nặng hơn của Điều luật, cũng không thể nhảy bước, không thể áp dụng khung hình phạt liền kề của khung kế tiếp.
- Trường hợp thứ hai, theo Khoản 2 Điều 54, đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Đối tượng người giúp sức phạm tội lần đầu trong vụ án đồng phạm có mức độ gây thiệt hại cho xã hội đã ít hơn nhiều so với vai trò chủ mưu, cầm đầu, tổ chức, thực hành, thêm vào đó sự giúp sức này đóng góp không đáng kể, tức mức độ gây nguy hiểm cho xã hội đã ít lại càng ít. Việc quy định “có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật” cho thấy sự nhân đạo trong chính sách của Nhà nước về xử lý người phạm tội.
Đặc biệt, Khoản 3 Điều 54, Cơ quan lập pháp đã dự tính đến trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, và người phạm tội có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này. Trong trường hợp đó, Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Bất cập trong việc áp dụng quy định về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
Tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên, thì Toà án chỉ có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung nhẹ hơn liền kề trước hoặc liền sau đó của điều luật, nếu có ít nhất là hai tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015. Tức là trong số các tình tiết giảm nhẹ được vận dụng thì ít nhất phải có hai tình tiết được luật quy định, đồng thời giới hạn hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt phải trong phạm vi của khung hình phạt nhẹ hơn liền trước hay liền sau của khung đó. Trên thực tế, khi áp dụng điều luật lại gặp những vướng mắc tạo ra sự tùy nghi và không thông nhất trong cách áp dụng pháp luật.
Ví dụ: Cao Văn B (30 tuổi) phạm tội đưa hối lộ và bị Tòa án xét xử theo khoản 2 Điều 364 BLHS 2015. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhận thấy B có 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 và quyết định áp dụng Điều 54 để quyết định hình phạt đối với B. Điều 364 quy định:
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm…
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng…
Như vậy, nếu áp dụng Điều 54 thì A sẽ được áp dụng khung hình phạt theo khoản 1 Điều 364 BLHS 2015. Từ việc bị xét xử theo khoản 2 chỉ có một khung hình phạt đó là phạt tù trong khung từ 02 năm đến 07 năm, sau khi áp dụng khoản 1 Điều 54 Tòa án có thể sẽ quyết định hình phạt với A bằng hình phạt tù có thời hạn với khung hình phạt tù là 06 tháng đến 03 năm; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Như vậy, phạm vi lựa chọn để áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật là rất rộng (vì Điều 54 không quy định việc áp dụng hình phạt trong khung liền kề nhẹ hơn phải là hình phạt cùng loại) và chưa có văn bản quy định chi tiết về vấn đề này nên dẫn tới sự tùy tiện áp dụng và không thống nhất ở các Tòa án.
Bên cạnh đó, việc áp dụng quy định về quyết định mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo quy định của một số điều luật chưa chắc đã là có lợi hơn cho bị cáo. Ví dụ đối với trường hợp sau:
A có hành vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người và bị Tòa án xét xử theo khoản 1 Điều 295 BLHS 2015. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhận thấy A có 2 tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 BLHS 2015, nên Tòa án đã áp dụng khoản 1 Điều 54 để quyết định hình phạt đối với A. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ quyết định cho M được hưởng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 295 BLHS nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của Điều 295.
Theo quy định của Điều 295 thì:
“1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm…
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm…
Theo quy định tại Điều 295 BLHS, có thể thấy khung hình phạt nhẹ hơn liền kề với khung hình phạt được quy định tại khoản 1 là khung hình phạt tại khoản 4 “… cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Như vậy, nếu Tòa án quyết định hình phạt cho A theo khoản 1 sẽ là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu như, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tại khoản 1 sẽ là phạt tiền dưới 20 triệu đồng hoặc sẽ chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn là cảnh cáo. Tuy nhiên, mức hình phạt quy định tại khoản 4 là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Điều này sẽ dẫn đến bất lợi cho A ở chỗ A chỉ được hưởng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung trong trường hợp hợp hình phạt của A phải là hình phạt tù có thời hạn hoặc cải tạo không giam giữ. Trong trường hợp này lại không đạt được nguyên tắc nhân đạo mà điều luật muốn hướng đến.
Xử dưới khung hình phạt cần lưu ý các trường hợp sau
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Khi nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp của BLHS thì nhận thấy rằng các điều luật được thiết kế không giống nhau về thứ tự khung hình phạt nhẹ nhất đến nặng nhất hoặc ngược lại. Do đó khi quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo khoản 1 Điều 54 BLHS thì cần phải hiểu khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật là khung hình phạt liền kề trước hoặc liền kề sau, sau có mức hình phạt cao nhất nhẹ hơn mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt bị truy tố.
Ngoài ra, có một số điều luật của BLHS như Điều 134: Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 260: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ… các khung hình phạt chính được sắp xếp không theo trật tự nào, các khung hình phạt được sắp xếp theo trật tự từ nhẹ nhất đến nặng nhất và sau khung hình phạt nặng nhất lại có thêm một khung hình phạt khác mà mức hình phạt cao nhất lại nhẹ hơn cả mức hình phạt cao nhất của khoản 1 điều luật. Ví dụ như điều 268 BLHS về tội Cản trở giao thông đường sắt được cấu trúc khung hình phạt nhẹ nhất ở khoản 1 (phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm) và tăng dần theo thứ tự đến khung hình phạt nặng nhất ở khoản 3 (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm), nhưng ở khoản 4 thì quy định về hình phạt lại nhẹ hơn cả khoản 1 của điều luật (phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm), trong trường hợp này thì Tòa án có thể áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 54 BLHS để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Đây là quy định mới được bổ sung tại khoản 2 Điều 54 BLHS nhằm khắc phục tình trạng “vượt rào” để đảm bảo nguyên tắc công bằng khi quyết định hình phạt của Tòa án đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức, có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm, nhưng bị truy tố và xét xử ở khung hình phạt nặng cùng với các đồng phạm khác. Khi áp dụng quy định này, cần lưu ý đó là người bị kết án phải đảm bảo nguyên tắc bắt buộc là có từ 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Do đó khi quyết định hình phạt thì Tòa án không nhất thiết phải áp dụng mức hình phạt ở khung hình phạt liền kề nhẹ hơn mà có thể áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn khác của điều luật được áp dụng. Ví dụ: A bị đưa ra xét xử trong vụ án Mua bán trái phép chất ma túy cùng với các bị cáo S, T, V theo quy định tại khoản 3 Điều 251 BLHS. Quá trình điều tra, xác định bị cáo A phạm tội lần đầu, là người giúp sức trong vụ án và có vai trò không đáng kể, bị cáo A có 4 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51, không có tình tiết tăng nặng nên Tòa án có thể xem xét áp dụng khoản 2 Điều 54 BLHS để quyết định một mức hình phạt ở khoản 1 Điều 251 (không phải khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật) cho bị cáo A. Như vậy bị cáo A có thể được hưởng một mức hình phạt trong khoảng từ 02 năm đến 07 năm tù so với việc bị truy tố ở khoản 3 Điều 251 có khung hình phạt từ 15 đến 20 năm tù.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
- Xét chuyên nghiệp nghĩa vụ công an là gì?
- Văn bản hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Xử dưới khung hình phạt được quy định như thế nào? ". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, tờ khai xin trích lục hộ khẩu; mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh; Tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp; mẫu tạm ngừng kinh doanh mới nhất; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tell: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
heo điểm c khoản 1 Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính đối với người phạm tội.
Cụ thể, phạt cải tạo không giam giữ được sử dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, qua đó không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục, tránh phạm tội mớ
Theo quy định tại Điều 8 BLHS 2015 thì Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Dấu hiệu định khung hình phạt là Dấu hiệu trong luật phản ánh mức độ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phù hợp với một khung hình phạt nhất định và là cơ sở pháp lý để định khung hình phạt đối với hành vi đó