Xin chào Luật sư. Em hiện đang có thắc mắc như sau, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Em trai em do bất đồng quan điểm với vài người bạn có lời qua tiếng lại và có đánh nhau và bị công an địa phường đưa lên đồn. Em có thắc mắc trong trường hợp này, khi xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền? Liệu em trai em có phải đi tù không? Mong được Luật sư giải đáp, hiện gia đình em đang rất rối. Em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi đánh nhau gây rối, mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Trong trường hợp gây thương tích cho người khác, người tham gia đánh nhau còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đánh nhau, lôi kéo đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tùy tình tiết vụ việc sẽ áp dụng các mức phạt như sau:
– Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng (điểm b khoản 2 Điều 7);
– Phạt từ 2 triệu – 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (điểm b khoản 3 Điều 7);
– Phạt tiền từ 3 triệu – 5 triệu đối với các hành vi tại điểm a, b khoản 4 Điều 7, bao gồm:
+ Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
+ Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Căn cứ quy định trên, hành vi đánh nhau hiện nay được xem là một trong những hành vi gây mất trật tự công cộng.
(Trước đây, theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi đánh nhau được quy định cụ thể với mức phạt đến 1 triệu đồng dành cho người tham gia đánh nhau, và tối đa 3 triệu đồng đối với người có hành vi lôi kéo đánh nhau.)
Đánh nhau gây thương tích cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng có các tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) thì sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Mức phạt tối đa đối với tội danh này có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị bị phạt hành chính theo các mức phạt về hành vi gây mất trật tự công cộng đã nêu trên.
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người nước ngoài có hành vi đánh nhau?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“…
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
…
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
…
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
…”
Như vậy, theo quy định nêu trên hành vi đánh nhau của người nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm được quy định tại điểm b khoản 2. điểm b khoản 3 điểm a, b khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Công an phường có thẩm quyền ra quyết đinh xử phạt đối với trường hợp người nước ngoài đánh nhau không?
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân như sau:
“1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.”
Theo đó, đối với hành vi đánh nhau của người nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức thấp nhất là từ 1.000.000 đồng cho đến tối đa 5.000.000 đồng tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm. Như vây, mức phạt này vượt quá thẩm quyền xử phạt của công an phường là đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trộm vật liệu thi công đường dây điện bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?
- Hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại bị xử lý với tội danh gì?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định năm 2023?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như thủ tục giải thể công ty hay sử dụng dịch vụ giải thể công ty cổ phần nhanh chóng, uy tín… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng thì hành vi xúi giục người khác gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Học sinh là đối tượng chưa thành niên (dưới 18 tuổi), với đối tượng này thì pháp luật có những quy định riêng.
Nếu người đó bị xử phạt hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại thì những khoản bồi thường này sẽ do bố mẹ của người chưa thành niên đánh nhau bồi thường. Nếu hành vi đánh nhau đó là tội phạm thì tùy độ tuổi mà chế độ truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khác nhau.
Căn cứ Khoản 3 Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, khi nạn nhân có yêu cầu sẽ phải công khai xin lỗi.