Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh Hoàng, trước đây tôi làm việc cho một công ty về giải trí. Lúc đó tôi có đóng bảo hiểm đầy đủ từ tháng 10/2019, trong quá trình làm việc thì tôi có chuyển về một công ty khác nhỏ hơn nhưng vẫn thuộc sở hữu của tập đoàn này, ở công ty mới này thì họ tiếp tục đóng bảo hiểm cho tôi. Tuy nhiên đến tháng 5/2020 thì tôi quyết định nộp đơn xin thôi việc để ra thành lập công ty riêng. Chính vì vậy mà tôi băn khoăn không rõ trường hợp của mình có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để có thể giải đáp tất cả các vấn đề liên quan tới câu hỏi của bạn về “Xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?” thì xin mời bạn tham khảo bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Trợ cấp thôi việc là gì?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về định nghĩa của trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của Bộ luật lao động 2019 hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thì có thể rút ra khái niệm về trợ cấp thôi việc như sau:
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp luật sịnh và người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Câu hỏi của bạn Minh Hoàng là vấn đề mà nhiều người lao động hiện nay mắc phải, mỗi người do gặp những hoàn cảnh khác nhau nên dẫn tới việc phải xin thôi việc. Vậy trong những trường hợp đó có được hưởng trợ cấp thôi việc hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc.
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Dẫn chiếu tới các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
…
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
…
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
…”
Theo quy định này, thời gian để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động thực tế cho người sử dụng lao động, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong trường hợp của bạn Minh Hoàng, thì việc chấm dứt hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 34 BLLĐ). Tuy nhiên, từ khi bạn vào làm làm việc công ty đã thực hiện đóng BHXH, BHTN cho bạn đầy đủ do vậy nên thời gian để tính trợ cấp thôi việc của bạn sẽ bằng 0.
Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm có những điểm gì giống nhau?
– Thứ nhất về người chi trả: Là người sử dụng lao động.
– Thứ hai về người hưởng: Người lao động.
– Thứ ba về thời gian làm việc để tính trợ cấp: Là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
– Thứ tư về tiền lương để tính trợ cấp: Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc.
– Thứ năm là điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm là người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xin nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc báo trước bao nhiêu ngày?
- Nghỉ việc không báo trước 30 ngày có được không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 46. Trợ cấp thôi việc
…
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
…”
Như vậy, khi tính mức hưởng trợ cấp thôi việc bạn sẽ được tính dựa trên mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi mà bạn nghỉ việc.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP về thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức như sau:
Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
Như vậy, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức là tổng thời gian được tính theo năm. Do đó, trường hợp công chức làm việc dưới 03 tháng thì không đủ thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP nêu trên thì trường hợp công chức thôi việc khi có thời gian làm việc dưới 3 tháng thì khoảng thời gian này sẽ không được tính trợ cấp thôi việc.
Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền:
– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.