Xin chào Luật sư X, tôi là người Hàn Quốc hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, vì yếu tố công viêc và gia đình nên tôi phải chuyển đến Mỹ để sinh sống và tiếp tục làm việc nên cần phải xin lý lịch tư pháp. Vậy cách xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, lý lịch tư pháp là một trong những loại giấy tờ thông tin do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân có nhu cần sử dụng và đề nghị cấp lý lịch tư pháp vì nhiều mục đích khác nhau. Vậy lý lịch tư pháp là gì? Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Thủ tục ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12
- Thông tư số 244/2016/TT-BTC
- Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
Lý lịch tư pháp là gì?
Lý lịch tư pháp là một loại thông tin, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đề nghị của cá nhân. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp có đưa ra định nghĩa về lý lịch tư pháp như sau.
Lý lịch tư pháp là lý lịch cá nhân về án tích của người đã bị kết án hình sự bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, xác nhận về việc thi hành án của cá nhân đó và về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, quan lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan chức năng quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh vào thời điểm xin cấp, cá nhân đó có án tích hay không, có được đảm nhiệm chức vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp và hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản hay không.
Phiếu lý lịch tư pháp được chia ra làm 02 loại: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Điều kiện xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài
Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, thì các đối tượng người nước ngoài sau đây có quyền yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam:
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, và
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Nộp hồ sơ xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài ở đâu?
Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về Thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thì:
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam sẽ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam tại Sở tư pháp nơi lưu trú, ví dụ:
- Người nước ngoài đang lưu trú tại Hà Nội sẽ xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Hà Nội tại địa chỉ 1B Trần Phú, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội;
- Ngước nước ngoài đang lưu trú tại TP HCM sẽ xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp Tp HCM tại địa chỉ 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Người nước ngoài tại Đà Nẵng xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp TP Đà Nẵng tại địa chỉ 16 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
- …..
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam sẽ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho thời gian lưu trú tại Việt Nam ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, địa chỉ:
- Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Hành Chính – Thư viện, số 09 phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024)3203.1313
Phí làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài là bao nhiêu?
Mỗi Người nước ngoài làm Lý lịch tư pháp đều phải nộp khoản phí Lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/phiếu. Phí này có thể được thanh toán theo 03 hình thức:
- Chuyển vào tài khoản của đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (có thể thực hiện bằng đồng ngoại tệ);
- Nôp trực tiếp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam); hoặc
- Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí tới Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam).
Ngoài ra, nếu xin qua đường bưu điện hoặc xin online, người yêu cầu cũng sẽ phải thanh toán khoản tiền chuyển phát khoảng:
- 20.000 – 60.000 đồng nếu chuyển phát tại Việt Nam, hoặc
- 700.000 – 2.000.000 đồng nếu chuyển phát đi nước ngoài.
Thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài
Thời gian cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu nhận kết quả bưu điện, bạn sẽ cần thêm 1 – 3 ngày để kết quả được gửi tới địa chỉ yêu cầu.
Hồ sơ làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Để xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài, người xin cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:
Hình thức xin | Tự xin trực tiếp tại cơ quan cấp | Ủy quyền xin trực tiếp tại Cơ quan cấp | Làm Lý lịch tư pháp online | Làm Lý lịch tư pháp qua bưu điện |
Hồ sơ | + Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP); + Bản sao công chứng hộ chiếu; + Bản sao công chứng Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam); | + Tờ khai yêu cầu cấp Lý lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP); + Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài; + Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Pháp luật (người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ). + Bản sao công chứng CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền. | + Bản in Tờ khai xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam được điền theo hướng dẫn. + Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài; + Bản sao công chứng giấy đăng ký tạm trú (nếu đang ở Việt Nam); + Biên lại nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện, + Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP); | + Tờ khai lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP); + Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu; + Bản sao công chứng/chứng thực Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam); + Biên lại nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện, + Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP); |
Lưu ý | Người nước ngoài chỉ có thể ủy quyền cho người khác xin Phiếu Lý lịch tư pháp số 1. | Hồ sơ phải được gửi tới cơ quan cấp Lý lịch tư pháp đã đăng ký trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp tờ khai online |
Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Có 4 cách để làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã hoặc đang ở Việt Nam, bao gồm:
- Cách 1: Sử dụng dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp – Nhanh và dễ nhất
- Cách 2: Tự xin hoặc ủy quyền cho bạn bè/người thân/cán bộ nhân sự của công ty mà người nước ngoài đang làm việc xin trực tiếp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp;
- Cách 3: Xin onine;
- Cách 4: Xin qua bưu điện
Dưới đây là quy trình/thủ tục cụ thể từng cách.
Sử dụng dịch vụ Làm Phiếu Lý lịch tư pháp
Sử dụng dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cách nhanh và dễ nhất để xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài với 3 bước như sau:
- Bước 1: Gửi thông tin cá nhân và scan hộ chiếu tới Vietnam-visa.com.
- Bước 2: Vietnam-visa sẽ xử lý hồ sơ, khai form và nộp lên Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để xin cấp Lý lịch tư pháp.
- Bước 3: Vietnam-visa hoàn thiện các yêu cầu dịch vụ và trả kết quả đến địa chỉ yêu cầu trong thời gian đã hẹn.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm xử lý yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, Vietnam-visa mang đến những ưu điểm vượt trội.
Nộp trực tiếp tại đơn vị cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Theo hình thức này, dù người nước ngoài trực tiếp xin hoặc ủy quyền cho người khác xin thì đều phải tuân thủ quy trình 3 bước như sau;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người nước ngoài hoặc người được ủy quyền xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ theo danh mục được liệt kê tại phần Hồ sơ xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài theo hình thức nộp tương đương.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Hồ sơ xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài sẽ được nộp tại:
- Sở Tư pháp tại tỉnh/thành phố nơi lưu trú nếu đang đăng ký tạm trú tại Việt Nam, hoặc
- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nếu đã từng lưu trú tại Việt Nam nhưng hiện tại đang ở nước ngoài.
Sau đó, người xin cấp sẽ nộp phí làm Lý lịch tư pháp cho đơn vị xét duyệt và cấp.Sau đó, người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu.
Bước 3. Nhận kết quả
Vào ngày ghi trên giấy hẹn, người yêu cầu mang theo CMND/Hộ chiếu sẽ đến nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
Khi nhận kết quả, người nhận phải kiểm tra tất cả thông tin trên Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp.
Làm lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài online
Để tiết kiệm thời gian, người nước ngoài cũng có thể tiến hành xin cấp lý lịch tư pháp qua mạng. Thủ tục làm lý lịch tư pháp online cho người nước ngoài như sau:
- Truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
- Chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ:
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; hoặc
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam;
- Nhập Tờ khai;
- Thanh toán phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện hoặc chuyển khoản trực tiếp tới tài khoản của Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (nếu không nộp hồ sơ trực tiếp).
- Nộp hồ sơ theo danh sách hướng dẫn bên trên và nhận kết quả.
Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài qua bưu điện
Đây cũng là một cách tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người nước ngoài khi cần xin Lý lịch tư pháp Việt Nam, kể cả người nước ngoài đó đang ở Việt Nam hay đã từng lưu trú tại Việt Nam.
Quy trình làm lý lịch tư pháp qua bưu điện cho người nước ngoài như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở trên,
- Bước 2: Chuyển khoản tiền phí vào tài khoản của Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp hoặc nộp phí qua bưu điện nếu không nộp hồ sơ trực tiếp.
- Bước 3: Mang hồ sơ tới bưu điện để gửi lên đơn vị cấp Lý lịch tư pháp.
- Bước 4: Kiểm tra email hoặc tin nhắn để xem phiếu hẹn kết quả hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ.
- Bước 5: Nhận kết quả theo hình thức đã chọn.
Có thể bạn quan tâm
- Có nên mua đất quy hoạch khu công nghiệp không?
- Quy định về thuê đất trong khu công nghiệp hiện nay
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non hiện nay
- Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu?
- Xăng dầu có được giảm thuế GTGT không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam thủ tục nhanh chóng“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, không có văn bản nào quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của Lý lịch tư pháp nói chung cũng như thời hạn của Lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài.
Thời hạn lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có thể được quy định cụ thể theo mục đích sử dụng phiếu Lý lịch tư pháp, ví dụ:
Ví dụ, theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, thì Lý lịch tư pháp của người nước ngoài phải được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
+ Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.
+ Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
+ Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Nếu không xác định được nơi thường trú/tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Như vậy theo quy định trên, cá nhân có thể làm lý lịch tư pháp khác tỉnh nơi mình thường trú chỉ khi không có nơi thường trú.