Xin chào luật sư. Hiện nay tôi muốn tổ chức một cuộc thi ca hát tại phố đi bộ tại Hà Nội thì tôi cần đáp ứng các điều kiện gì? Tôi nghe nói nếu muốn được tổ chức sự kiện thì phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước. Vậy thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện phố đi bộ như thế nào? Tôi cần đến đâu để xin chấp thuận việc tổ chức cuộc thi này? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Hiện nay các hoạt động tại phố đi bộ khá phổ biến. Cứ ngày cuối tuần là người dân kéo đến phố đi bộ rất đông, nơi đây cũng tập chung rất nhiều các bạn trẻ nhảy múa, ca hát theo các đội nhóm, giao lưu với người dân. Vì khu vực rộng, tập trung đông người nên đây là nơi rất thích hợp để tổ chức các sự kiện. Tuy nhiên do là khu vực cộng đồng nên việc tổ chức cần đáp ứng các điều kiện nhất định và phải xin chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Vậy đơn vị tổ chức sự kiện tại phố đi bộ cần có những điều kiện gì? Thủ tục xin phép tổ chức sự kiện như thế nào? Để làm rõ vấn đề này và giải đáp câu hỏi của bạn đọc ở trên, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Xin giấy phép tổ chức sự kiện phố đi bộ“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 144/2020/NĐ-CP
- Quyết định 06/2020/QĐ-TTg
Khi nào cần xin giấy phép tổ chức sự kiện?
Theo quy định pháp luật hiện nay, hầu hết các sự kiện, chương trình thì đều phải xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Tùy thuộc và loại sự kiện, chương trình thì yêu cầu giấy phép sẽ khác nhau. Chỉ khi được cấp phép, các sự kiện này mới được phép tổ chức.
Những sự kiện, chương trình phổ biến hiện nay cần xin giấy phép như: buổi họp báo, chương trình biểu diễn thời trang, cuộc thi sắc đẹp, chương trình ca nhạc, sự kiện quảng bá sản phẩm, hội nghị, hội thảo quốc tế,…
Đối với những sự kiện cá nhân nhỏ, không ảnh hưởng tới cộng đồng, không tu tiền bán vé như tiệc sinh nhật, tiệc đầy tháng, buổi họp liên hoan,… cá nhân, tổ chức không phải xin giấy phép.
Điều kiện, thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện phố đi bộ
Tuỳ từng loại sự kiện mà điều kiện, thủ tục xin giấy phép tổ chức sẽ khác nhau. Cụ thể:
Tổ chức sự kiện biểu diễn nghệ thuật
Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thi người đẹp, người mẫu hoặc kết hợp giữa loại hình nghệ thuật biểu diễn với trình diễn thời trang, các hoạt động văn hoá, thể thao.
Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.
Theo đó nếu muốn tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật tại phố đi bộ thì cần tuân thủ theo điều kiện và thủ tục quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Đơn vị tổ chức buổi biểu diễn nghệ thuật cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
c) Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật
Để được biểu diễn thì đơn vị tổ chức phải được sự chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan này theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép tổ chức sự kiện
– Đơn vị tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận tô chức sự kiện. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục gồm:
- Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);
- Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).
– Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
– Trường hợp thay đổi nội dung biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;
– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật ít nhất 02 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức.
– Hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2020/NĐ-CP tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn sau khi có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
Trường hợp bạn tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn tại phố đi bộ thì việc xin phép tổ chức phải tuân thủ theo Điều 13 Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Theo đó:
Điều kiện tổ chức cuộc thi, liên hoan
Cá nhân, tổ chức thực hiện tổ chức cuộc thì, liên hoan cần có những điều kiện dưới đây:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
- Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chấp thuận tổ chức
Để tô chức cuộc thi, liên hoan, đơn vị tổ chức cần được sự chấp thuận của các chủ thể sau:
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan được tổ chức trên địa bàn quản lý không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép tổ chức cuộc thi liên hoan
– Đơn vị tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ gửi lên cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận tô chức sự kiện. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục gồm:
- Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);
- Đề án tổ chức cuộc thi, liên hoan (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP).
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi, liên hoan;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
– Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi, liên hoan đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;
– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi, liên hoan đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi, liên hoan có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi, liên hoan ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi, liên hoan.
– Hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2020/NĐ-CP tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi, liên hoan sau khi có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi, liên hoan toàn quốc và quốc tế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
Việc tổ chức cuộc thi sắc đẹp, người mẫu được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2020/NĐ-CP. Người tổ chức cuộc thi này phải chú ý những vấn đề sau:
Điều kiện tổ chức cuộc thi
- Các điều kiện cần đáp ứng bao gồm:
- Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật;
- Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc thi sắc đẹp, người mẫu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động tổ chức cuộc thi trên địa bàn đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép tổ chức
– Đơn vị tổ chức phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP);
- Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP).
– Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền ít nhất 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không chấp thuận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
– Trường hợp thay đổi nội dung cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã chấp thuận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân đề nghị;
– Trường hợp thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc thi đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân đề nghị tổ chức cuộc thi có văn bản thông báo gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã chấp thuận và chính quyền địa phương nơi tổ chức cuộc thi ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi.
Xin phép tổ chức sự kiện có yếu tố nước ngoài?
“Hội nghị, hội thảo quốc tế” là hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
- Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài;
- Hội nghị, hội thảo do các tổ chức nước ngoài tổ chức.
Theo Điều 3 Quyết định 06/2020/QĐ-TTg về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam thì Thủ tướng chính phủ phê duyệt tổ chức Hội nghị, hội thảo quốc tế có thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng trở lên của các quốc gia; Hội nghị, hội thảo quốc tế có chủ đề, nội dung liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người… Các sự kiện còn lại sẽ tuỳ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan cấp phép.
Việc xin phép được thực hiện theo Điều 4 Quyết định 06/2020/QĐ-TTg. Theo đó:
Hồ sơ xin phép bao gồm:
- Công văn xin phép tổ chức;
- Đề án tổ chức theo Mẫu 01 kèm theo;
- Văn bản có ý kiến của các cơ quan liên quan trong trường hợp các quy định pháp luật khác có yêu cầu;
- Văn bản đồng ý chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (nếu có).
Đơn vị tổ chức gửi đầy đủ hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền.
– Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, đơn vị tổ chức có trách nhiệm sau đây:
a) Tiến hành hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung và Đề án đã được phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành;
b) Chịu trách nhiệm về nội dung các tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu liên quan phát hành trước, trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế và bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ để tổng hợp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Xin giấy phép tổ chức sự kiện phố đi bộ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có các thắc mắc về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ cần thiết để thực hiện ly hôn hoặc muốn sử dụng vụ nhưng không biết ly hôn nhanh hết bao nhiêu tiền, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận và giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt.
-Cơ quan tiếp nhận thông báo bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP) trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (Chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc; kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược,…)
b) Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định
c) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định về các trường hợp cấm tổ chức biểu diễn và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đúng với nội dung đã thông báo; nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
c) Bảo đảm hoạt động có nội dung phù hợp với văn hóa truyền thống; phù hợp với lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật; trường hợp tổ chức cho trẻ em phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em;
d) Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
đ) Thu hồi danh hiệu, giải thưởng đã trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải vi phạm quy định
e) Không được sử dụng người biểu diễn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật;
g) Không được sử dụng danh hiệu, giải thưởng đã bị thu hồi, bị hủy hoặc danh hiệu đạt được không đúng quy định
h) Dừng hoặc thay đổi thời gian, địa điểm, kế hoạch tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.