Chào Luật sư hiện nay tôi có căn nhà cấp 4 cần được sửa chữa lại. Tôi định tu sửa lại và xây thêm hành lang bên ngoài cho căn nhà. Tuy nhiên tôi không biết hiện nay việc cần sửa chữa nhà có cần xin phép cơ quan nào không. Tôi có hỏi bạn tôi thì bạn tôi lại nói hiện nay sửa nhà cũng cần xin phép. Vậy theo quy định thì Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu? Những chủ thể nào cần xin giấy phép sửa chữa nhà ở? Sửa chữa nhà hiện nay bao gồm thực hiện những công việc gì? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi tư vấn Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu cho bạn như sau:
Khái niệm loại hình nhà cấp 4
Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt thì đối với nhà ở có sự phân loại khác nhau. Phổ biến và đa dạng nhất hiện nay chính là kiểu nhà cấp 4. Hiện nay khái niệm loại hình nhà cấp 4 được quy định như thế nào? Nhà cấp 4 hiện nay có những đặc điểm gì đáng lưu ý? Tại sao được gọi là nhà cấp 4 và nhà cấp 4 thì được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào? Khái niệm về loại hình nhà cấp 4 được hiểu theo góc độ nhìn nhận pháp lý được hiểu là:
Quan niệm truyền thống cho rằng nhà cấp 4 là khái niệm dùng để chỉ các căn nhà có kết cấu vững vàng, có khả năng chịu lực tốt. Các căn nhà này có thể làm bằng hàng rào hoặc gạch với mái được dùng bằng chất liệu xi măng, nứa, tre, gỗ. Các căn nhà này thường có thời gian sử dụng lên tới 30 năm.
Trong thời buổi xã hội hiện đại, theo quy định của pháp luật, quy định về nhà ở cấp 4 là những căn nhà có diện tích mặt sàn sử dụng dưới 1000m2 hoặc những căn nhà có chiều cao ít hơn 3 tầng.
Sửa nhà cấp 4 có cần giấy phép xây dựng không?
Hiện nay sau khi xây dựng được một thời gian thì ít nhiều gì căn nhà cũng sẽ bị xuống cấp. Hay bên vạnh đó có một số trường hợp mà chủ nhà muốn thay đổi một số thiết kế của ngôi nhà, chỉnh sửa lại cho phù hợp với sở thích và gu của họ. Vậy đối với việc sửa nhà có phải tất cả trường hợp đều cần xin giấy phép xây dựng không? Những phần nào của ngôi nhà được sửa mà không cần xin giấy phép xây dựng? Vấn đề sửa nhà cấp 4 hiện nay có những nội dung cần biết như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
…
- Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
…
d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Như vậy, khi thỏa mãn cả hai điều kiện sau thì việc sửa nhà cấp 4 không cần giấy phép xây dựng:
- Sửa nhà mà vị trí sửa chữa, cải tạo là bên trong công trình hoặc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, không làm thay đổi công năng sử dụng, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
Trong những trường hợp còn lại, như là việc sửa chữa có làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của nhà,… thì việc sửa chữa này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới có thể tiến hành việc sửa chữa.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng khi sửa chữa nhà cấp 4 bao gồm những gì?
Hiện nay nếu như xin giấy phép khi sửa chữa nhà cấp 4 thì người dân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng khi sửa nhà cấp 4 bao gồm những gì? Hồ sơ xin cấp giấy phép khi sửa nhà cấp 4 được chuẩn bị bao nhiêu bộ? Mục đích của việc xin giấy phép khi sửa chữa nhà cấp 4 là để làm gì? Nếu muốn sửa nhà cấp 4 thì hồ sơ của bạn cần có những loại giấy tờ sau đây để nộp xin được cấp giấy phép nhanh nhất có thể:
Căn cứ Điều 96 Luật Xây dựng 2014 (khoản 4 Điều này được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đởi 2020) và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng khi cải tạo nhà cấp 4 bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
+ Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
+ Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
+ Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu?
Hiện nay để xây dựng hay sửa chữa nhà thì nếu thuộc trường hợp luật định đều phải xin giấy phép sửa chữa nhà. Vậy xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu theo quy định? Cơ quan nào tiến hành cho phép các chủ thể thực hiện việc sửa chữa nhà ở? Xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 thì bao lâu có kết quả? Những vấn đề cần được biết liên quan đến cơ quan, địa điểm để xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 hiện nay được hiểu là:
Căn cứ tại khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, những cơ quan có thẩm quyền và loại công trình được cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (gồm cấp tỉnh hoặc cấp thành phố trực thuộc trung ương) cấp giấy phép cho những công trình thuộc các đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa phận tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phân cấp hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý của các khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao…
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành cấp giấy phép xây dựng thuộc những chức năng và phạm vi quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương) có quyền cấp giấy phép cho các công trình nhà ở, cấp III, IV trên địa bàn mình quản lý.
Theo đó, khi chủ đầu tư, cả hộ gia đình hay cá nhân khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thì trong đơn xin đề nghị cấp giấy phép phải ghi rõ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự định xây dựng. Ví dụ như Ông B định xây dựng nhà ở tại khu vực quận Cầu Giấy, Hà Nội thì trong đơn xin đề nghị phải ghi kính gửi Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy.
Sửa nhà khi chưa có giấy phép xây dựng bị xử phạt như thế nào?
Nếu như luật đã quy định sửa nhà cần giấy phép thì cần tiến hành xin giấy phép trước khi bắt đầu hoạt động sửa chữa. Một số người vì tiết kiệm thời gian nên định sửa nhà khi chưa có giấy phép hoặc tiến hành song song cùng lúc 2 việc là vừa sửa nhà vừa xin giấy phép. Cách làm như vậy là không ổn, có thể bị phạt vi phạm hành chính nếu như bị phát hiện. Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu? Sửa nhà khi chưa có giấy phép xây dựng hiện nay có thể bị phạt với mức phạt cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi sửa nhà không xin giấy phép như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
…
7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm khi hành vi vi phạm đã kết thúc, căn cứ điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Còn đối với đang thi công xây dựng, căn cứ khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau:
– Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.
– Hết thời hạn nêu trên nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 ở đâu?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Về cơ bản, việc sang sửa nhà ở cấp 4 làm thay đổi những yếu tố sau đây đều cần xin giấy phép xây dựng, bao gồm:
Thay đổi kết cấu chịu lực
Thay đổi công năng sử dụng
Làm ảnh hưởng tới môi trường, sự an toàn công trình
Thay đổi kiến trúc mặt ngoài. Mặt nhà ở này không tiếp giáp với khu vực đường trong đô thị nơi có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Việc thay đổi, sửa chữa, cải tạo hay lắp đặt thiết bị trong phạm vi bên trong công trình nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc gây nguy hại tới môi trường
Không làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài. Mặt nhà ở này không tiếp giáp với khu vực đường trong đô thị nơi có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Điều kiện để chủ hộ có thể xin giấy cấp phép sang sửa nhà cấp 4 gồm:
Căn nhà có vị trí không nằm trong phạm vi quy hoạch hoặc căn nhà có thể nằm trong khu quy hoạch nhưng chủ nhà chưa có quyết định thu hồi khu đất
Quy mô sang sửa và thời hạn cần đáp ứng quy định của UBND cấp tỉnh
Đảm bảo an toàn môi trường, không làm ảnh hưởng tới các dự án khác
Có bản vẽ thiết kế theo yêu cầu
Các giấy tờ pháp lý khác kèm theo