Kinh doanh vận tải là ngành nghề sử dụng xe ôtô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận, Khi kiếm ra lợi nhuận từ hoạt động này, thì các đơn vị vận tải bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên đường bộ thì có thể hoạt động hợp pháp tại Việt nam. Vậy làm thế nào để có thể được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ôtô? Xin giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?
Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về “Xin giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được quy định như thế nào?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Như vậy hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:
- Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;
- Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;
- Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.
Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:
- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);
- Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;
- Vận tải trung chuyển hành khách.
Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô
- Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách
a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;
c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);
d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ôtô
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
- b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Thủ tục đề nghị và nơi xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
- Đối với hộ kinh doanh vận tải:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Bước 1: Nộp hồ sơ:
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
- Bước 2: Xem xét hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thông qua một trong các cách thức sau:
- Trực tiếp;
- Bằng văn bản;
- Thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thông qua một trong các cách thức sau:
- Bước 3: Giải quyết
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm
- Chế độ thôi việc đối với công chức cấp huyện
- Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào ?
- Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Xin giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch.
Người kinh doanh vận chuyển hành khách có quyền: Thu cước, phí vận tải của hành khách, vì bên người kinh doanh vận tải là bên cung cấp dịch vụ, hành khách là người được hưởng dịch vụ, nên hành khách phải có nghĩa vụ trả các khoản phí vận tải mà bên kinh doanh vận tải hành khách đã cung cấp.
Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh về chất lượng vận tải; được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.