Để tạo điều kiện cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà, người chăm sóc trẻ em dưới 7 tuổi mắc Covid-19 điều trị tại nhà, Sở Y tế có hướng dẫn mới về việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Việc xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bỏ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Xin giấy nghỉ ốm ở đâu cho hợp lệ?
Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.
Trạm y tế cấp giấy nghỉ ốm cho F0 trong 7 ngày.
Nhân viên y tế xã, phường ký và cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 trong 7 ngày từ khi có quyết định cách ly.
Trong văn bản gửi chính quyền xã, phường ngày 10/3, UBND TP Hà Nội quy định rõ thủ tục hành chính, quản lý F0 trên địa bàn thực hiện theo ba bước.
Đầu tiên, địa phương xác định ca mắc Covid-19 bằng cách tiếp nhận thông tin từ người nghi nhiễm qua đường dây nóng, trung tâm y tế, trạm y tế, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng.
Sau khi có thông tin, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng lên danh sách, cùng nhân viên y tế giám sát trực tiếp hoặc từ xa. Ca bệnh xác định là người có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV bằng phương pháp PCR; người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm dương tính bằng test nhanh kháng nguyên; người có yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và test nhanh cho kết quả dương tính.
Nhân viên y tế sau đó chuyển danh sách F0 đủ thông tin tới Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn.
Ban chỉ đạo ra Quyết định cách ly y tế tại nhà, gửi bản chụp qua điện thoại, zalo tới Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng để chuyển cho F0 và lưu lại bản chính. Nhân viên y tế xã, phường phân tầng điều trị, chuyển tuyến với bệnh nhân tầng 2, 3; kê đơn điều trị ngoại trú cho F0 điều trị tại nhà; ký Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 điều trị tại nhà có đầy đủ thông tin trong 7 ngày và cập nhật lên hệ thống giám định của ngành Bảo hiểm xã hội để cấp giấy theo quy định.
Trong thời gian F0 điều trị tại nhà, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng phải thường xuyên liên lạc để nắm được sức khỏe người bệnh, hoặc nhân viên y tế trực tiếp tới nhà F0 để thăm khám khi có triệu chứng bất thường.
Cuối cùng, F0 làm test nhanh kháng nguyên vào ngày thứ bảy tính từ khi có quyết định cách ly. Việc xét nghiệm của F0 do nhân viên y tế thực hiện hoặc có sự giám sát của Tổ chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng, bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Nếu kết quả âm tính, Trạm y tế xã, phường cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh cho F0 và kết thúc cách ly. Nếu vẫn dương tính, F0 tiếp tục cách ly đủ 10 ngày với người tiêm đủ mũi vaccine, 14 ngày với người chưa tiêm đủ liều. Nhân viên y tế xã phường cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thêm 3 hoặc 7 ngày cho F0 và cập nhật thông tin lên cổng giám định Bảo hiểm xã hội; đồng thời cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh, kết thúc cách ly vào ngày thứ 10 hoặc 14, tùy thuộc thời gian F0 kết thúc cách ly.
Như vậy, F0 điều trị tại nhà có thể gửi kết quả xét nghiệm, nhận quyết định cách ly trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa, không bắt buộc đến trạm y tế xã, phường. Việc ký, cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho F0 có nhu cầu do nhân viên y tế xã, phường chủ động làm.
Thời gian qua, nhiều F0 điều trị tại nhà phải ồ ạt ra phường, xếp hàng xin xác nhận khỏi Covid-19 để trở lại đi làm hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khiến cho nhân viên y tế địa bàn ở Hà Nội bị quá tải.
Ai có thẩm quyền ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.
Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.
Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xin giấy nghỉ ốm ở trạm y tế”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở y tế mà người lao động đã tiến hành khám, chữa bệnh cấp lại trong các trường hợp sau:
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.
Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội là mẫu giấy chứng nhận dùng cho các cơ sở y tế có thẩm quyền để xác nhận cho cá nhân người lao động nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 2, Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế và Luật an toàn vệ sinh lao động, quy định cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
Mỗi một lần khám người lao động sẽ chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Nếu người bệnh cần nghỉ dài hơn thời gian 30 ngày thì khi hết hạn hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, người bệnh phải đến tái khám để người hành nghề xem xét, quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai, ba chuyên khoa của các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động đi khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám, chữa bệnh thì chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.