Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là giấy tờ cần phải có trước khi ngành nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà nhiều người làm thất lạc chứng chỉ hành nghề điều dưỡng. Vậy khi mất chứng chỉ điều dưỡng thì Thủ tục xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng thực hiện như thế nào? Nộp hồ sơ gì để xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng ở đâu? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng? Bài viết “Xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như thế nào?” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể được cấp chứng chỉ hành nghề mà đều phải trải qua khóa đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức và vượt qua kỳ thi, sau đó sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, chứng chỉ hành nghề là loại căn cứ pháp lí được cấp cho một cá nhân cụ thể hoạt động trong một ngành nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề được dịch sang tiếng Anh như sau: “Practicing certificate”.
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là gì?
Điều 18. Điều kiện làm chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng cho người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận dưới đây sẽ được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Có văn bằng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực y tế được công nhận và được cấp tại Việt Nam;
b) Có giấy chứng nhận là lương y;
c) Có giấy chứng nhận về bài thuốc gia truyền hay có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận về quá trình thực hành, ngoại trừ bạn là lương y hay người có phương pháp chữa bệnh gia truyền hoặc có bài thuốc gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe thực hiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không nằm trong thời gian bị cấm hành nghề, hay bị cấm làm những công việc có liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án và quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, theo quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định được áp dụng biện pháp nhằm để xử lý hành chính đưa vào các cơ sở giáo dục và cơ sở chữa bệnh; người đang trong thời gian bị kỷ luật với hình thức từ cảnh cáo trở lên có liên quan chủ yếu đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó thì việc xác nhận về quá trình thực hành đều được quy định tại khoản 1 Điều 24 cụ thể như sau:
“1. Với người đã có văn bằng chuyên môn liên quan đến lĩnh vực y tế được công nhận hoặc được cấp tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề thì bạn phải trải qua thời gian thực hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Thực hành đủ 18 tháng tại các bệnh viện, hay việc nghiên cứu có giường bệnh ( được gọi chung là bệnh viện) đối với vị trí bác sĩ ;
b) Có đủ 12 tháng thực hành đối với y sỹ tại bệnh viện;
c) Thực hành đủ 09 tháng tại bệnh viện có nhà hộ sinh hay có khoa phụ sản đối với các hộ sinh viên.
d) Thực hành đủ 09 tháng tại các cơ sở khám, chữa bệnh đối với vị trí điều dưỡng viên hay kỹ thuật viên…”
Do vậy điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng là bạn phải đáp ứng đủ những điều kiện nêu trên.
Cần chuẩn bị hồ sơ gì để xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng?
Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như sau:
Căn cứ Điều 8 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng viên bao gồm:
– Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I đối với người Việt Nam hoặc theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Nghị định này đối với người Việt Nam; các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nộp hồ sơ gì để xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng ở đâu?
1. Việc nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Y tế;
b) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở Y tế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế.
2. Trường hợp người hành nghề đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề nhưng tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, người hành nghề thay đổi nơi làm việc thì nộp hồ sơ như sau:
a) Người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nộp hồ sơ về Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đặt trụ sở;
b) Người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế nộp hồ sơ về Bộ Y tế.
3. Trường hợp người hành nghề không làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thì nộp hồ sơ về Sở Y tế, nơi đăng ký thường trú để đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như thế nào?
Thủ tục cấp lại chứng chỉ được xác định theo từng bước. Trong đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và cá nhân liên quan cần tuân thủ, thực hiện các nghĩa vụ, công việc của mình.
Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Bộ Y tế;
Thành phần hồ sơ được xác định tùy thuộc từng trường hợp được phân tích bên trên.
Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị. Qua đó xác định việc tiếp nhận đúng thẩm quyền, giải quyết các công việc chuyên môn trong quyền hạn, nghĩa vụ tương ứng.
Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Bộ Y tế thực hiện các công việc liên quan để cấp lại Chứng chỉ hành nghề cho điều dưỡng viên. Do đó cần phải sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định. Công việc này nhằm xác định điều kiện, tiêu chuẩn cũng như tiêu chuẩn được cấp lại chứng chỉ hành nghề của Điều dưỡng viên đó.
Cụ thể:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đề nghị sẽ được giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề cho đối tượng. Cùng với đó là thực hiện chuyên môn trong việc tiến hành trình tự cấp lại chứng chỉ hành nghề.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề. Giúp người có nhu cầu xác định vấn đề, điều chỉnh hay bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, quy định pháp luật.
Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi. Qua đó thể hiện rõ các thông tin về vấn đề được đưa ra. Cũng như nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại để các nhu cầu, đề nghị được giải quyết nhanh chóng. Sau khoảng thời gian giải quyết chuyên môn, các chứng chỉ hành nghề cấp lại sẽ được hoàn thiện.
Bước 4: Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị theo lịch hẹn.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Xin cấp lại chứng chỉ hành nghề điều dưỡng như thế nào? ”. Nếu cần tư vấn pháp lý về vấn đề giải thể công ty trọn gói thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Lệ phí xin cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng đối với trường hợp cấp mới, cấp lại khi bị thu hồi và trường hợp xin cấp lại khi bị mất, hỏng là khác nhau. Theo đó, bạn cần nộp: 360.000 đồng khi xin cấp mới hoặc xin cấp lại chứng chỉ đã bị thu hồi. 150.000 đồng khi xin cấp lại chứng chỉ bị mất hoặc bị hỏng.
Chứng chỉ nghề điều dưỡng có thời hạn là 5 năm liên tiếp kể từ thời điểm được cấp. Trước khi hết hạn 3 tháng thì bạn cần phải làm thủ tục, giấy tờ đề nghị gia hạn thêm. Ngoài ra trong trường hợp bạn có chứng chỉ nhưng không hoạt động trong 2 năm liên tục cũng sẽ bị thu hồi chứng chỉ. Để có được chứng chỉ không phải dễ dàng, vì thế mà bạn nên để ý thời hạn cũng như các trường hợp thu hồi chứng chỉ nhé.