Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một khái niệm còn khá xa lạ đối với mọi người; bởi trên thực tế, hoạt động xét xử của cấp phúc thẩm diễn ra không phổ biến như xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Chỉ khi bị cáo, bị hại hoặc đương sự có căn cứ cho rằng phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa hợp lý; họ sẽ thực hiện thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án; quyết định đó lên Tòa án cấp phúc thẩm; nhằm mục đích xem xét lại quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Từ thực tế trên, vấn đề được đặt ra là, xét xử phúc thẩm là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa của xét xử phúc thẩm được thể hiện như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự; trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc quyết hoặc quyết định sơ thẩm mà bản án; quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật; bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị; Nhằm khắc phục những sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm; áp dụng thống nhất pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan tổ chức cá nhân
- luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định những biện pháp bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người; đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
- Tòa án khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự phải ra bản án; hoặc quyết định hợp pháp và có căn cứ pháp luật. Mực dù vậy; không loại trừ trường hợp bản án; quyết định sơ thẩm không đáp ứng được yêu cầu của pháp luật
- Để thận trọng trong việc xét xử cũng như bảo đảm quyền phản đối bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của viện kiểm sát; thì bị cáo bị hại và đương sự có quyền kháng cáo, kháng nghị với quyết định ấy.
Nhiệm vụ của xét xử phúc thẩm
- Xét xử lại vụ án về nội dung: tòa án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ xem xét; đánh giá lại sự thật của vụ án trên cơ sở tất cả đều chứng cứ cũ và chứng cứ mới được bổ sung trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
- Việc xét xử lại về nội dung của bạn có thể tiến hành đối với toàn bộ hoặc một phần của của vụ án; tùy thuộc nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp cần thiết, việc xét xử phúc thẩm có thể tiến hành đối với phần vụ án ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị
- Kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án; quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Về tính hợp pháp của bản án; quyết định phải phù hợp với quy định của pháp luật nội dung cũng như pháp luật hình thức
- Những quy phạm pháp luật được viện dẫn phải được giải thích và áp dụng đúng. Tính có căn cứ của bản án; quyết định thể hiện ở việc kết luận trong bản án; quyết định phải phù hợp với những sự kiện thực tế của vụ án trên cơ sở chứng cứ được thu thập; kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật
Ý nghĩa của xét xử phúc thẩm
- Xét xử phúc thẩm sửa chữa những sai lầm trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm khi kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm; và trong quá trình xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện những sai lầm; thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm và khắc phục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của cá nhân.
- Mặt khác, thông qua việc thực hiện công tác giám đốc việc xét xử; phát hiện và sửa chữa sai lầm của tòa án cấp dưới; tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật.
- Bản án phúc thẩm là một hình thức án mẫu để Tòa án cấp dưới học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử. Vì vậy, giai đoạn xét xử phúc thẩm còn có ý nghĩa bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất.
Người có quyền kháng cáo bản án, quyết định của tòa án
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Kháng nghị của Viện kiểm sát
Khi nhận thấy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có sai phạm. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án. Cụ thể
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: “Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm”.
- Về quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính: Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị; Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị; Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm; Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát; Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.
Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2021; hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị được thể hiện như sau:
- Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
- Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Có thể bạn quan tâm
- Truy tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?
- Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
- Các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm theo luật định
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.