Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay xe nào cần đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định? Muốn đăng ký kinh doanh vận tải cần có những giấy tờ và hồ sơ gì? Tôi có ý định mở kinh doanh xe tải vận chuyển nông sản sang các tỉnh. Không biết tôi có cần đăng ký kinh doanh vận tải không? Có mấy loại xe được đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là xe kinh doanh vận tải?
Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Hiện nay, xe kinh doanh dịch vụ vận tải được đăng ký và cấp phù hiệu. Rõ ràng nhất là việc trên giấy chứng nhận kiểm định cũng được tích vào phần kinh doanh vận tải.
Như vậy, việc xác định xe kinh doanh vận tải hay không hiện nay có thể xác định dựa trên các yếu tố sau:
– Hoạt động vận tải của xe có nhằm đem lại lợi nhuận hay không?
– Đơn vị có xe có tham gia điều hành, lái xe hay quyết định giá cước không?
– Đăng kiểm của xe có xác định là xe kinh doanh vận tải không?
Theo Nghị định số 10/2020, có các loại hình xe kinh doanh vận tải sau:
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.
Xe nào cần đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định?
Việc sử dụng ôtô để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm sinh lợi đều thuộc phạm vi của xe kinh doanh, bất kể tần suất hoạt động ít hay nhiều đều nằm trong phạm vi phải đăng ký kinh doanh.
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Bên cạnh đó, điều kiện sử dụng ôtô vào mục đích kinh doanh vận tải đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Những loại xe tải nào bắt buộc phải đăng ký và gắn phù hiệu
Đối với những loại xe hoạt động kinh doanh vận tải phải đảm bảo việc đăng ký và gắn phù hiệu.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì:
“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
- Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
- Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Lưu ý: Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình như sau:
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Thủ tục đăng ký và gắn phù hiệu xe tải
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu Phụ lục GTĐT-03 hoặc văn bản đề nghị có nội dung đầy đủ các thông tin theo mẫu;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Chứng minh nhân dân của chủ phương tiện (nếu chủ phương tiện không trực tiếp đến nộp hồ sơ cấp phép phải có giấy ủy quyền của chủ phương tiện theo quy định hiện hành) hoặc giấy giới thiệu (đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp);
- Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải.
- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
Lưu ý: đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định.
Bước 2: Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.
Bước 3: Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, giải quyết hồ sơ và cấp giấy phép lưu hành.
Thời gian giải quyết không quá một tháng.
Bước 4: Trả Giấy phép cho tổ chức, cá nhân có đề nghị đăng ký.
Ôtô kinh doanh phải gắn phù hiệu có đúng không?
Cũng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cần phải tuân thủ 1 số điều như sau:
– Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
– Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm…
Ngoài ra, khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo của Luật Giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau (trừ trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới):
– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết;
– Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải;
Bên cạnh việc dán phù hiệu, trước ngày 31.12.2021, xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải đổi sang biển vàng, nếu không sẽ bị phạt hành chính ở mức 8 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mất hộ chiếu có được trình báo tại nơi tạm trú hay không?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xe nào cần đăng ký kinh doanh vận tải theo quy định?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đơn xin trích lục bản án ly hôn; dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 7-10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14-20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
– Hoạt động vận tải của xe có nhằm đem lại lợi nhuận hay không?
– Đơn vị có xe có tham gia điều hành, lái xe hay quyết định giá cước không?
– Đăng kiểm của xe có xác định là xe kinh doanh vận tải không?
– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;
– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định;
– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.