Xin chào Luật sư X. Hiện nay gia đình tôi đang có nhu cầu mua một chiếc xe máy để thuận tiện cho việc đưa đón các con đi học. Tôi có thắc mắc rằng gia đình tôi có 4 người vậy thì xe máy nào chở được 4 người? Xe gắn máy được chở tối đa mấy người theo quy định pháp luật hiện nay? Trong trường hợp tôi sử dụng xe máy chở quá số người theo quy định pháp luật thì có bị xử phạt hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Xe gắn máy được chở tối đa mấy người theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Theo đó, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người trừ những trường hợp như:
– Chở người bệnh đi cấp cứu.
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Trẻ em dưới 14 tuổi.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người ngồi sau và trong một số trường hợp đặc biệt thì mới được phép chở thêm nhiều hơn một người như trên.
Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì được lái xe gắn máy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3.
Như vậy từ đủ 16 tuổi là được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3.
Xe máy nào chở được 4 người?
Theo quy định tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu trên thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp sau thì được chở tối đa 2 người:
– Chở người bệnh đi cấp cứu;
– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định đó, trong 3 trường hợp trên người điều khiển xe máy được phép chở tối đa 2 người mà không bị xử phạt vi phạm hành chính về giao thông.
Như vậy, theo quy định thì xe máy không được phép chở 4 người. Nếu trên xe chở theo 3 người trở lên (tổng là 4 người trở lên, tính cả người điều khiển xe) thì sẽ bị phạt vì lỗi chở quá số người quy định, không phân biệt độ tuổi của người thứ 4 ngồi trên xe là bao nhiêu.
Mức xử phạt khi điều khiển xe máy chở người quá quy định cho phép?
Theo điểm l khoản 2, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;“
Theo đó, với trường hợp chở người quá quy định cho phép có thể bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đây là hình thức xử lý đối với vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó về hình phạt bổ sung thì trong trường hợp vi phạm quy định nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
- Nhà tình thương có được mua bán không?
- Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật giao thông Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 xe máy nào chở được 4 người?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Trích lục ghi chú ly hôn nhanh chóng, uy tín. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác như sau:
“1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.“
Theo đó, người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa 1 người trừ trường hợp chở thêm 1 trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa 2 người.
Căn cứ theo quy định của Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Xe dưới 10 chỗ ngồi : Được phép chở quá 1 người. Từ người thứ 2 sẽ bị xử phạt
Xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ : Được phép chở quá 2 người. Từ người thứ 3 sẽ bị xử phạt
Xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ : Được phép chở 3 người. Từ người thứ 4 sẽ bị xử phạt
Xe trên 30 chỗ : Được phép chở 4 người. Từ người thứ 5 sẽ bị xử phạt
Xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá.