Chào Luật sư, hôm qua tôi có đi chợ mua đồ ăn cho gia đình. Do chỉ mua một vài món cần thiết nên tôi không gửi xe chỗ bãi giữ xe mà đậu ở lề đường. Lúc tôi mua đồ ra thì bị phạt về lấn chiếm lòng lề đường. Tôi cố nói nhưng họ không chịu nhất quyết phạt tôi. Tôi cảm thấy ấm ức lắm nhưng không biết làm thế nào? Tôi có gọi chồng tôi lại thì anh ấy giải quyết và đóng phạt. Xe máy lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng số lượng các phương tiện giao thông đường bộ, những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Để trả lời câu hỏi của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Xe máy lấn chiếm lòng, lề đường có vi phạm luật giao thông không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008; người tham gia giao thông khi dừng; đỗ xe trên đường phố phải tuân theo các quy định sau đây:
“Phải cho xe dừng; đỗ sát theo lề đường; hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường; hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở; nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp; phải dừng xe; đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Không được dừng xe; đỗ xe trên đường xe điện; trên miệng cống thoát nước; miệng hầm của đường điện thoại; điện cao thế; chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường; hè phố trái quy định”.
Như vậy; người điều khiển phương tiện cần cho xe dừng hoặc đỗ ở những nơi có lề đường rộng; các khu đất bên ngoài phần đường xe chạy. Nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường; chủ phương tiện nên đỗ xe ở sát mép đường phía bên phải theo chiều đang di chuyển. Ngoài ra; người lái không được dừng; đỗ xe ở các vị trí như: trụ điện cao thế; trụ nước chữa cháy; cống thoát nước; lòng đường; hè phố.
Xe máy lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe gắn máy dừng xe; đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;”
Như vậy, đối với hành vi dừng xe, đỗ xe dưới lòng đường đô thị gây cản trở giao thông có thể sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, nếu hành vi vi phạm gây ra tai nạn giao thông thì Giấy phép lái xe của đối tượng vi phạm có thể sẽ bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng đường đô thị làm nơi trông giữ xe
Điều 12 quy định về mức xử phạt khác nhau đối với diện tích đất bị lấn chiếm để làm nơi trông giữ xe trái phép. Mức xử phạt có thể kế đến như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn là dưới 05 m2
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm của bạn từ 05 m2 đến dưới 10 m2
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 10 m2 đến dưới 20 m2
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân nếu hành vi vi phạm từ 20 m2 trở lên.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm trên sẽ bị phạt gấp 2 lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Một số trường hợp lấn chiếm lòng lề đường phổ biến hiện nay
Hành vi lấn chiếm lòng đường khá phổ biến, diễn ra theo nhiều hình thức; có thể kể đến một số loại hình như sau:
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
- Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị
- ….
Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường; vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người; giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng,chứng thực không?
- Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
- Giấy quyết định ly hôn dùng để làm gì?
- Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con theo quy định?
- Sổ hộ khẩu công chứng có tác dụng gì theo quy định mới?
- Sổ tạm trú có mua đất được không theo quy định mới?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xe máy lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu tra cứu thông tin quy hoạch; thành lập công ty, tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, thì bị xử phạt Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bên trái đường một chiều;
Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
Trên cầu, gầm cầu vượt;
Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường
Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau
Nơi dừng của xe buýt;
Việc đậu, đỗ xe dưới lòng đường để mua bán kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn, nhất là trên các đoạn đường quốc lộ, gần các khu công nghiệp, các điểm chợ tự phát… Tuy nhiên, không chỉ việc lấn chiếm lòng đường có nguy cơ gây tai nạn giao thông mà việc chiếm dụng hè phố cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không kém.