Chào Luật sư. Hôm qua tôi có tham gia giao thông trên phố Lý Thường Kiệt. Khi sang đường, tôi quên không bật xi nhan. Ngay sau đó, tôi bị đồng chí cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là xe máy không xi nhan có bị xử phạt không? Xe máy không xi nhan bị xử phạt như thế nào theo quy định? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi! Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xe máy phải bật xi nhan khi nào?
Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan như:
Bật xi nhan khi chuyển làn đường
Điều 13 quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, lái xe phải cho xe đi trong một lần đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Bật xi nhan khi chuyển hướng xe
Điều 15 quy định: Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe.
Đồng thời, trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ; người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại cho hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Như vậy, theo quy định, người lái xe máy; ô tô phải bật xi nhan khi rẽ phải; rẽ trái; quay đầu xe; vượt xe khác; khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe. Ngoài ra, trong thực tế, lái xe cũng nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong; đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn.
Xe máy không xi nhan bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi xe máy không xi nhan theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
- Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
- Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Xe máy xi nhan có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Theo như quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP: lỗi không bật xi nhan đối với xe máy chưa bị tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên, trên thực tế, người tham gia giao thông vẫn bị cơ quan chức năng tạm giữ giấy phép lái xe.
Theo Khoản 3 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cho phép cơ quan; người có thẩm quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc tạm giữ tang vật; phương tiện vi phạm hành chính; giấy phép; chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, việc cơ quan chức năng giữ giấy tờ xe của người vi phạm trong trường hợp xe máy không xi nhan là có căn cứ và đúng quy định. Sau khi người vi phạm giao thông hoàn thành trách nhiệm nộp phạt, cơ quan chức năng sẽ trả lại giấy tờ cho người vi phạm.
Xe máy xi nhan chậm có bị phạt tiền không?
Trường hợp bật xi nhan chậm, tức đang chuyển hướng xe hoặc chuyển làn đường được một đoạn rồi mới nhớ bật xi nhan, người điều khiển phương tiện vẫn có thể bị phạt như trường hợp không bật.
Như vậy, nếu bị thổi phạt với lí do bật xi nhan chậm người điều khiển xe máy vẫn sẽ bị giống như lỗi “không bật xi nhan”
Nộp phạt lỗi không xi nhan như thế nào?
Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông
Thủ tục này chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt; trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nộp phạt tại bưu điện
Đây là hình thức nộp phạt mới so với các hình thức nêu trên. Kể từ thời điểm tháng 02/2016, người vi phạm giao thông được nộp phạt qua hệ thống bưu điện trên cả nước.
Nộp phạt tại ngân hàng
Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt cho một số ngân hàng. Theo điểm a, khoản 1, Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP, tổ chức; cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietinbank; BIDV; Vietcombank; Agribank;..
Nộp phạt trực tuyến
Bước 1: Truy cập cổng dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn;
Bước 2: Kích vào phần Thanh toán trực tuyến, chọn tiếp Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính và chọn Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông
Bước 3: Điền các thông tin theo yêu cầu.Bạn có thể tra cứu theo mã quyết định hoặc theo biên bản vi phạm.
Bước 4: Chọn ngân hàng để thực hiện nộp phạt và làm theo hướng dẫn để nộp phạt số tiền vi phạm trong biên bản;
Bước 5: Sau khi thanh toán thành công, người nộp phạt có thể chọn nhận lại giấy tờ tại nơi ra quyết định xử phạt hoặc qua đường bưu điện.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, đèn xi nhan có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ. Lỗi vi phạm về xi nhan có thể gây ảnh hưởng đến an toàn của những người cùng tham gia giao thông. xe máy không xi nhan có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 600.000 đồng. Nặng hơn có thể là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Do đó, người điều khiển xe máy cần phải xi nhan trong các trường hợp quy định để đảm bảo an toàn giao thông.
Mời bạn đọc xem thêm
- Đè lên vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
- Đi xe đạp vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Xe máy không xi nhan bị xử phạt như thế nào theo quy định? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA:
Cảnh sát giao thông khi thực hiện việc kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền kiểm soát hàng hoá và các loại giấy tờ liên quan với hàng hoá để đối chiếu; và kiểm soát quy cách, kích thước hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với nội dung quy định tại các loại giấy tờ, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn
Căn cứ theo điều 47 Luật đường sắt 2017, khi phát hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt, cần phải có trách nhiệm kịp thời báo cho ga đường sắt, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu.
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với xe máy khi chạy quá tốc độ như sau
Quá tốc độ từ 5-10km/h: 200.000 – 300.000 đồng
Quá tốc độ từ 10-20km/h: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
Quá tốc độ từ 20-35 km/h: 6.000.000 – 8.000.000 đồng
Quá tốc độ trên 35km/h: 10.000.000 – 12.000.000 đồng