Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thông tin về việc xe không có hợp đồng vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những lỗi mà phía Cảnh sát giao thông thường hay xử phạt đối với các tài xế xe khách hoặc tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa khi lưu thông trên đường đó chính là lỗi di chuyển xe nhưng không có hợp đồng vận chuyển. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì tài xế lái xe không có hợp đồng vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xe không có hợp đồng vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng vận chuyển là gì?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định, hiện nay có 02 loại hợp đồng vận chuyển: Là hợp đồng vận chuyển hàng khách và hợp đồng vận chuyển tài sản.
Theo quy định tại Điều 522 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách như sau: Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
Theo quy định tại Điều 530 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản như sau: Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Hình thức của hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 523 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức hợp đồng vận chuyển hành khách như sau:
– Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
– Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.
Theo quy định tại Điều 531 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
– Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
– Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.
Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển
Đối với hợp đồng vận chuyển hàng khách:
Theo quy định tại Điều 525 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bên vận chuyển như sau:
– Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.
– Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây:
- Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
- Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
- Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Theo quy định tại Điều 524 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau:
– Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận.
– Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
– Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản:
Theo quy định tại Điều 535 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bên vận chuyển như sau:
– Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
– Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng.
– Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
– Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
Theo quy định tại Điều 534 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vận chuyển như sau:
– Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
– Giao tài sản cho người có quyền nhận.
– Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển
Đối với hợp đồng vận chuyển hàng khách:
Theo quy định tại Điều 528 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
Đối với hợp đồng vận chuyển tài sản:
Theo quy định tại Điều 541 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật dân sự.
– Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
– Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Xe không có hợp đồng vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm i, h khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt xe không có hợp đồng vận chuyển như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng: Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc), không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đôi với hành vi: Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Xe không có hợp đồng vận chuyển bị phạt bao nhiêu tiền?″. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải thể doanh nghiệp; hướng dẫn giải thể doanh nghiệp; kết hôn với người Hàn Quốc của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Mức cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.
– Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 525 của Bộ luật dân sự.
– Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 524 của Bộ luật dân sự.
– Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển.
Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.