Hiện nay, các công ty kinh doanh phương tiện không ngừng phát triển rầm rộ của các phương tiện giao thông gắn điện để phục vụ cho nhu cầu mới thị trường. Chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ gì khi bắt gặp những cô cậu học trò điều khiển những chiếc xe máy điện để lưu thông. Thế nhưng xe đạp máy được hiểu như thế nào là đúng thì nhiều người vẫn còn mơ màng để trả lời câu hỏi này. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp giải đáp thắc mắc đó.
Nội dung tư vấn
Xe đạp máy được hiểu như thế nào là đúng?
Ngày 01/11/2013, Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT được ban hành quy định những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện.
Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện số hiệu QCVN 68:2013/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013. Quy chuẩn quy định các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và phương pháp thử đối với xe đạp điện, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, thử nghiệm, quản lý và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện.
Quy chuẩn quy định rõ về yêu cầu kỹ thuật của xe cụ thể: Yêu cầu chung, Khối lượng bản thân của xe; Động cơ điện của xe; Vận tốc lớn nhất của xe; Khả năng vận hành; Quãng đường đi được liên tục của xe; Tiêu hao năng lượng điện; Ắc quy xe; Hệ thống điện; Bộ điều khiển; Hệ thống phanh; Vận hành trên đường của xe và các phương pháp thử đối với từng yêu cầu kỹ thuật.
Quy chuẩn cũng đưa ra các quy định quản lý, cụ thể: Phương thức kiểm tra, thử nghiệm; Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử; Báo cáo thử nghiệm và việc áp dụng quy định.
Xe đạp điện là một chiếc xe đạp nhưng sở hữu động cơ điện được sử dụng cho động cơ đẩy. Các loại xe đạp điện trên thị trường hiện nay thường có vận tốc trung bình từ 25 đến 32 km/giờ với khối lượng khoảng 40kg (bao gồm cả ắc quy).
Cấu tạo của chiếc xe đạp điện
Thay vì sử dụng động cơ đốt trong như xe máy, xe đạp điện hoạt động nhờ hệ thống động cơ điện. Hầu hết các loại xe đạp điện thông thường có cấu tạo các bộ phận như sau:
– Hệ thống động cơ điện
Hệ thống động cơ điện được hình thành từ các mô tơ điện có thiết kế khép kín, được nhà sản xuất tích hợp vào bánh sau, tạo thành một khối liền với vành xe. Nhờ vậy mà hệ thống động này có thể tránh nước và các tác nhân gây hại từ môi trường. Hệ thống động cơ điện được xem là bộ phận quan trọng và mang tính đặc thù nhất của xe đạp điện.
Hai loại động cơ điện phổ biến nhất hiện nay là có chổi than và không có chổi than. Trong đó, hệ thống động cơ điện có chổi than được ứng dụng và sản xuất phổ biến nhờ khả năng hoạt động mạnh mẽ, bền bỉ vượt trội.
– Bộ phận nạp điện của xe
Bộ phận nạp điện của xe (hay còn gọi là bình điện) là nơi lưu trữ và cung cấp điện năng cho xe đạp điện. Đây là bộ phận quyết định nguồn sống, tuổi thọ và độ bền của xe.
Những loại bình điện trên thị trường hiện nay bao gồm: Pin niken hidrua kim loại, pin axit chì, pin nickel-cadmium và pin Lithium ion.
Trong đó Lithium là loại pin được sản xuất bằng công nghệ mới và ứng dụng trên các mẫu xe hiện đại. Mỗi lần sạc đầy, xe đạp điện sở hữu pin Lithium có thể giúp bạn di chuyển được quãng đường lên đến 80 km. Vì những đặc điểm nổi bật vừa nêu và độ bền cao, trọng lượng nhẹ nên giá thành cũng cao hơn.
– Bo mạch điều khiển
Đây là hệ thống giữ vai trò chỉ huy mọi hoạt động của xe đạp điện. Bo mạch điều khiển thu tín hiệu từ tay ga phối hợp với động cơ điện và bộ phận nạp điện giúp điều khiển xe di chuyển theo ý muốn của người sử dụng.
Những dòng xe hiện đại có hệ thống bo mạch điều khiển tích hợp một số tính năng khác.
– Tay ga điều khiển xe đạp điện
Là bộ phận nằm ở vị trí tay phải của người sử dụng. Tay ga điều khiển xe đạp điện có thiết kế và chức năng tương tự như tay ga của xe máy. Nói cách khác, khi bạn vặn ga, cảm biến điện từ sẽ xảy ra, giúp cho xe di chuyển.
– Các bộ phận khác
Ngoài những cấu tạo chính vừa nêu thì xe đạp điện còn có các bộ phận khác có ở xe đạp đôi hoặc xe máy điện như bánh xe, đèn, phanh, xi nhan, còi xe, ổ khóa điện,…. là những bộ phận quan trọng giữ vai trò hỗ trợ đắc lực khi tham gia giao thông.
Nguyên lý hoạt động của xe đạp điện cũng tương tự như cách vận hành xe máy điện.
Để xe di chuyển, người sử dụng chỉ cần vặn tay ga để điều chỉnh tốc độ mong muốn. Khi tay ga được vặn, tín hiệu sẽ được truyền dẫn tới bộ cảm biến tốc độ giúp hệ thống bo mạch xác định mức năng lượng cần thiết cho xe, kết hợp với hệ thống động cơ và bình điện, giúp xe chuyển động dễ dàng.
Những chiếc xe đạp điện có công suất cao, người dùng có thể di chuyển với vận tốc 40km/h. Tuy nhiên, vận tốc an toàn khi điều khiển xe đạp điện là 25 km/h để dễ dàng xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
Khái niệm xe máy điện được hiểu như thế nào?
Xe máy điện y như tên gọi của nó là dòng xe chạy bằng điện khác so với các dòng xe máy truyền thống chạy bằng xăng trên thị trường hiện nay. Nó có những đặc điểm gần giống với các loại xe máy thông thường nhưng được trang bị được dẫn động cơ điện có công suất không vượt quá 4000W, vận tốc tối đa không được vượt quá 50km/h.
Cấu tạo của xe máy điện
– Về hình thức bên ngoài
+ Xe máy điện không có bàn đạp hỗ trợ như xe đạp điện.
+ Mặt đồng hồ của xe máy điện phức tạp và hiển thị được nhiều thông số hơn của xe đạp điện.
+ Xe máy điện chỉ có một yên liền trong khi xe đạp điện thường có 2 yên tách rời.
+ Xe đạp điện thường có giỏ xe ở đằng trước còn xe máy điện không có giỏ và có cốp ở dưới yên để người dùng có thể để các đồ dùng cần thiết.
+ Xe máy điện có đèn xi nhan ở cả phía trước và phía sau trong khi xe đạp điện thường là không có. Đèn pha của xe máy điện có thể chiếu được ở 2 chế độ là gần và xa, còn xe đạp điện thì chỉ có một chế độ mà thôi.
+ Xe máy điện thì có phần khung sườn lòi ra ngoài ít bởi thường nó được bao bọc bằng lớp nhựa bảo vệ, còn xe đạp điện thì có phần khung sườn lòi ra lên tới hơn 50%.
– Động cơ điện
Động cơ trên xe máy điện có 2 loại là: Động cơ có chổi than và không có chổi than.
+ Động cơ có chổi than: Xuất hiện từ lúc xe máy điện được ra đời nên khá phổ biến. Nó giúp xe chạy khỏe và thiết kế vô cùng đơn giản bù lại nó tiêu thụ một lượng điện năng khá lớn. Ngoài ra, sau khi chạy một khoảng thời gian thì bạn cần phải thay chổi than cho nó để tiếp tục sử dụng.
+ Động cơ không chổi than: Chúng hoạt động vô cùng bền bỉ và bạn không cần thay chổi than trong quá trình sử dụng nhưng nó có giá thành vô cùng đắt.
– Pin nhiên liệu
Đậy là một bộ phận không thể thiếu ở bất kì chiếc xe máy điện bởi vì nó giúp lưu trữ trữ điện ảnh hưởng trực tiếp đến quãng đường và tốc độ của xe.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại là: Ắc quy và pin Lithium.
– Tay ga điều khiển
Tay ga điều khiển cũng được trang bị ở bên phải xe như các loại xe máy thông thường. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm biến từ 3 chân kết hợp với một nam châm hình khuyên giúp quét qua cảm biến khi người dùng vặn tay ga và nhờ đó giúp xe có thể di chuyển.
– Bo mạch điều khiển
Hệ thống này sẽ nhận tín hiệu trực tiếp từ tay ra điều khiển, từ đó đưa ra dòng điện hợp lý giúp xe di chuyển. Ngoài ra, nó còn cung cấp năng lượng cho đèn xe.
– Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận kể trên không thể thiếu ở bất kì chiếc xe điện nào thì xe điện còn được trang bị các bộ phận khác như bánh xe, đèn, phanh, xi nhan, còi xe, ổ khóa điện,… là những bộ phận quan trọng giữ vai trò hỗ trợ đắc lực khi tham gia giao thông
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Xe đạp máy được hiểu như thế nào là đúng? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tuyên bố giải thể công ty, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xe máy điện cũng thuộc xe cơ giới nên phải đăng ký theo quy định của luật giao thông đường bộ.
Tùy theo sở thích và nhu cầu khác nhau của mỗi người mà có chọn lựa việc nên hoặc không nên sử dụng xe đạp điện khác nhau. Tuy nhiên, với đặc điểm nhỏ gọn, linh hoạt, thân thiện với môi trường và đặc biệt là an toàn thì xe đạp điện vẫn được xem là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Đặc biệt hơn, những đặc điểm sau đây sẽ rất phù hợp để chọn xe đạp điện là phương tiện di chuyển cho bạn.
– Đối tượng sử dụng: Các em nhỏ, người lớn tuổi hoặc đơn giản là người cần độ an toàn cao nhưng lại không muốn tốn quá nhiều sức lực như xe đạp truyền thống.
– Mục đích sử dụng: Sử dụng xe đạp điện thường xuyên cho di chuyển hàng ngày với khoảng cách di chuyển cự li gần.
– Các lý do nên mua: Giá thành rẻ hơn so với các loại xe máy, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn khi di chuyển.