Theo quy định pháp luật hiện hành. Khi tham giao giao thông, tài xế phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Vậy trường hợp xe cơ giới không gắn biển số bị xử phạt bao nhiêu? Cùng thắc mắc này, Luật Sư X cũng đã nhận được câu hỏi của bạn N.T.V thường trú tại Hải Phòng như sau:
Chào Luật Sư, tôi có một chiếc xe Air Blade hiện đang mang biển số Hải Phòng dùng để di chuyển trong công việc. Cách đây vài hôm tôi có gặp tai nạn nhỏ nên biển số xe đã bị vỡ. Hiện tại tôi đang lưu thông trên đường mà không gắn biển số xe cho phương tiện. Xin Luật sư cho tôi biết mức phạt lỗi không gắn biển số xe theo quy định là bao nhiêu?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
Xe cơ giới khi tham gia giao thông cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:
Xe ôtô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Tay lái của xe ôtô ở bên trái của xe; trường hợp xe ôtô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Có thể bạn quan tâm: Sản xuất , sử dụng biển số xe giả sẽ bị xử lý như thế nào?
Mức phạt xe cơ giới không gắn biển số khi tham gia giao thông
Trường hợp vi phạm các quy định trên sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019. Cụ thể:
Đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới không gắn biển số
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối người điều khiển xe ô tô (bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) (điểm b khoản 4 Điều 16). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) (điểm c khoản 2 Điều 17).
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) (điểm đ khoản 2 Điều 19). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thô sơ không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải đăng ký và gắn biển số) (khoản 1 Điều 18).
Đối với chủ phương tiện xe cơ giới không gắn biển số
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông (điểm k khoản 5 Điều 30). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô (điểm g khoản 8 Điều 30). Bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài không gắn biển số tạm thời (nếu có quy định phải gắn biển số tạm thời) (điểm d khoản 2 Điều 35).
Có thể bạn quan tâm: Xe chưa có biển số có được tham gia giao thông không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Đối với ô tô: Bị phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. Theo Điểm b Khoản 4 Điều 21.
– Đối với xe máy: Bị phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Theo Điểm a Khoản 2 Điều 21.
Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân; hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác. Từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên. Trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang.
Theo Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy được quy định theo từng khu vực. Khu vực I: 500.000 đồng – 01 triệu đồng. Khu vực II: 200.000 đồng. Khu vực III: 50.000 đồng.
Xe mới mua phải đăng ký tạm mới được phép lưu thông
Do đó, trong thời gian chưa có biển số, phương tiện không được lưu thông trên đường, trừ các trường hợp xe đăng ký tạm thời.