Chào Luật sư, trên con đường tỉnh lộ chạy qua nhà tôi có rất nhiều xe có trọng tải lớn chạy qua gây hư hỏng đường, tôi rất muốn các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc này. Vậy luật sư cho tôi hỏi Xe chở quá tải có bị tước phù hiệu không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Xe chở quá tải có bị tước phù hiệu không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Xử phạt người điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế
Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;”
Như vậy, với hành vi chở hàng quá trọng tải thiết kế 17%, lái xe sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xử phạt chủ phương tiện điều khiển xe chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế
Căn cứ theo Điểm h Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;”
Như vậy, trong trường hợp công ty bạn giao xe cho lái xe điều khiển chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế 17% thì công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Xe chở quá tải có bị tước phù hiệu không?
Khi chở hàng quá tải bạn sẽ bị tước phù hiệu từ 1 đến 3 tháng khi chở quá tải trên 10% đối với các loại xe tải thông thường và trên 20% với xe xi téc.
Như vậy với câu hỏi trên bạn sẽ hoàn toàn có thể bị tước phù hiệu (biển hiệu) lái xe khi vi phạm chở hàng hóa quá tải vượt quá số mức % nêu trên khi vận chuyển hàng hóa trên đường bộ. Vì thế hãy đặc biệt lưu ý đế vấn đề khối lượng hàng hóa khi vận chuyển nhé.
Căn cứ theo Điểm i và Điểm l Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp công ty bạn giao xe quá trọng tải 17% cho bạn điều khiển thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng và bị tước phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
Mức xử phạt khi xe chở hàng vượt quá chiều dài
Mức xử phạt đối với người điều khiển, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự như xe ô tô với mục đích vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ.
2. Phạt tiền từ 800.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng của thùng xe; chở hàng vượt quá phía trước, phía sau thùng xe trên 10% tổng chiều dài xe;
9. Ngoài việc bị phạt tiền ra, người điều khiển phương tiện trên khi thực hiện hành vi vi phạm còn sẽ bị áp dụng với các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Đối với mức xử phạt của chủ phương tiện, căn cứ điểm i khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện khi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 4.000.000 VNĐ đối với cá nhân, từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ đối với các tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự khác như xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công (thuê), người đại diện điều khiển phương tiện đó thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
Do đó, theo quy định này thì trường hợp xe đứng tên của công ty thì bị xử phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ đến 8.000.000 VNĐ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Xe chở quá tải có bị tước phù hiệu không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nội dung thanh tra và kiểm soát về sở hữu công nghiệp?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào tại Đắk Lắk
- 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì:
“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;”
Căn cứ tại điểm d Khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5.Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;
b) Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
c) Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
d) Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
đ) Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được Điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.”
Theo quy định tại Mục 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 4.000.000 đồng;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
Cảnh sát giao thông trong chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nghiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.