Hiện nay, do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình đang đầu tư mua các loại xe ô tô để thực hiện các hoạt động chở khách kiếm lời, nhất là vào các dịp lễ, Tết. Vậy, hoạt động sử dụng xe cá nhân để kinh doanh xe phát sinh lợi nhuận có phải đăng ký kinh doanh vận tải không?
Cùng Luật sư X tìm hiểu xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào qua bài viết dưới đây.
Xe cá nhân đăng ký kinh doanh như thế nào?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”
Theo quy định trên, hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:
– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;
– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;
– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.
Như vậy, có thể thấy hoạt động dùng ô tô gia đình chở khách (có thu phí) sẽ được coi là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô khi đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý theo Luật doanh nghiệp 2020; Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe ô tô cho hộ kinh doanh cá thể được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Hùng Thắng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đầu tiên, để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì trước hết bạn cần thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì khi thành lập bạn cần phải đăng ký những ngành nghề kinh doanh liên quan đến dịch vụ vận tải.
Dùng ô tô gia đình chở khách có phải đăng ký kinh doanh vận tải?
Khi cá nhân dùng ô tô gia đình để chở khách (có thu phí), thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp (do không thuộc một trong những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP).
Bên cạnh đó khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.“
Quy định trên đang hướng tới đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vận tải phải đăng ký kinh doanh theo một trong những hình thức tổ chức kinh tế như trên. Sau khi có giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, đơn vị đó phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Như vậy, cá nhân khi sử dụng xe của gia đình để chở khách (có thu phí) cần phải xin các loại giấy phép sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã.
– Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải cho hộ kinh doanh cá thể
Để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hộ kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho hộ kinh doanh cá thể.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận kết quả
Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, trích lục giấy đăng ký kết hôn online, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục hồ sơ nhà đất, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi dùng ô tô gia đình để chở khách mà không đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14 – 20 triệu đồng.
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.