Xin chào luật sư. Tôi muốn xây dựng thêm một nhà vệ sinh trên phần đất của gia đình thì có cần xin giấy phép xây dựng không? Nếu có thì hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà vệ sinh tôi cần chuẩn bị những gì? Khi xây dựng nhà vệ sinh tôi có cần lưu ý gì không? Theo quy định pháp luật hiện nay, xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015;
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP;
- Luật Xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020.
Nội dung tư vấn
Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không?
Theo quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020. Các trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng.
- Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
- Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
- Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
- Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
- Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì với trường hợp xây nhà vệ sinh không thuộc trường hợp miễn giấy phép xây dựng. Do đó, khi xây dựng nhà vệ sinh bạn bắt buộc phải xin phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành xây dựng.
Thủ tục xin cấp phép xây nhà vệ sinh
Để xin giấy phép xây dựng mới nhà vệ sinh bạn cần thực hiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành thực hiện thủ tục theo trình tự nêu sau:
Hồ sơ xin cấp phép xây nhà vệ sinh
Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
Trình tự thủ tục xin cấp phép xây nhà vệ sinh
Thủ tục xin cấp phép xây nhà vệ sinh được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu trên. Chủ đầu tư (gồm cả hộ gia đình, cá nhân) có nhu cầu xin cấp giấy phép xây dựng nhà vệ sinh tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự định xây dựng.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định:
- Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
- Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định này.
Bước 3: Trả kết quả
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.
Xây dựng nhà vệ sinh cần lưu ý điều gì?
Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng. Theo đó, khi tiến hành xây dựng công trình vệ sinh mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Bạn phải lưu ý như sau:
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
- Làm nhà gỗ có phải xin giấy phép không?
- Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây dựng không?
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020. Giấy phép xây dựng gồm:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình;
– Giấy phép xây dựng có thời hạn.
Tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 30 ngày nếu không có giấy phép hoặc ý kiến từ chối của cơ quan cấp phép thì người xin cấp phép làm đơn báo UBND cấp Xã, Phường và được quyền khởi công xây dựng mà không cần giấy phép.
Trường hợp bạn có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, mà chỉ sửa nội thất trong nhà như sơn sửa, thay gạch nền … tức là chỉ thay đổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không liên quan tới phần diện tích xây dựng hay kết cấu công trình thì bạn vẫn phải xin giấy phép sửa nhà.