Chào luật sư! Tôi sinh sống ở Phổ Yên (Thái Nguyên); được bố mẹ chia cho 1 mảnh đất (đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất) ở gần khu công nghiệp Sam sung. Vì mảnh đất để không cũng phí; hơn thế nữa lại nhiều công nhân có nhu cầu thuê chỗ ở. Nên tôi quyết định xây 1 khu trọ trên mảnh đất đó. Vậy nếu tôi xây nhà trọ trên đất của mình có phải đăng ký kinh doanh không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Rất mong luật sư tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh? như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật kinh doanh bất động sản năm 2014
Nội dung tư vấn
Xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh không
Theo quy định của pháp luật; người có hoạt động kinh doanh cho thuê phòng trọ có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức là thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Tuy nhiên; Hình thức thành lập doanh nghiệp thì tốn kém chi phí quản trị cũng như luật không bắt buộc (khoản 2 Điều 10 Luật kinh doanh bất động sản). Do vậy hình thức phổ biến hiện nay là đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hình thức này là bắt buộc bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP; hoạt động cho thuê bất động sản không thuộc đối tượng được miễn đăng ký kinh doanh.
Thủ tục liên quan đến xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh
Thủ tục đăng ký kinh doanh
Vì xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh; cụ thể là đăng ký hộ kinh doanh nên thực hiện như sau:
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 84 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh; trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh; đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Sau khi đăng ký kinh doanh thì chủ hộ phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Thủ tục xây dựng
Xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh nên tiếp theo là thủ tục xây dựng nhà trọ theo quy định.
Về thủ tục xây dựng; bạn phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm i khoản 30 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020.
Theo điều luật này; các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
- Công trình xây dựng cấp IV; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV; nhà ở riêng lẻ ở miền núi; hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình; nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa .
Trên thực tế những vị trí có thể xây dãy nhà trọ cho sinh viên, công nhân; hộ gia đình thuê thì đều không thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng.
Thủ tục nộp thuế thu nhập cá nhân
Đối với vấn đề xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh; thì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục xây dựng thì chủ trọ cần tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân. Để nộp thuế; cá nhân cần thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân. Cụ thể về hồ sơ và thủ tục như sau:
Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân cho hộ kinh doanh
Theo khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC. Cho dù là hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh đều phải thực hiện nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên tùy thuộc đối tượng cụ thể mà chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ khác nhau theo quy định pháp luật hiện hành. Bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh. Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
- Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu (nếu có);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
- Bản sao thẻ căn cước công dân; hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài; hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Thủ tục thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân cho hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế. Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế; ghi rõ ngày nhận hồ sơ; số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính: công chức thuế đóng dấu tiếp nhận; ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ; ghi số văn thư của cơ quan thuế.
Bước 3: Trả kết quả
Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Vấn đề khác về xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh
Ngoài ra, để hoạt động cho thuê nhà trọ an toàn, tuân thủ pháp luật, chủ nhà trọ cần làm một số việc sau đây:
- Thứ nhất; theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP; hoạt động cho thuê nhà trọ không thuộc nhóm kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực lưu trú (như phải có đảm bảo các điều kiện về PCCC; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh; trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp…); nhưng để đảm bảo an toàn thì chủ nhà trọ cần phải tính tới các biện pháp phòng chống cháy nổ đối với khu nhà cho thuê. Việc này không những bảo vệ sức khỏe, tính mạng; tài sản của người thuê mà còn bảo vệ chính tài sản của người cho thuê cũng như tránh cho chủ nhà vướng vào pháp luật do hỏa hoạn gây ra.
- Thứ hai; phải có hợp đồng cho thuê rõ ràng; quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Trước khi cho thuê; chủ nhà trọ cần kiểm tra căn cước của người thuê và chỉ nên cho thuê khi người thuê có căn cước; thông tin cá nhân rõ ràng, đầy đủ.
- Thứ ba; chủ nhà trọ có quyền yêu cầu người thuê khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Thứ tư; chủ nhà trọ cần liên hệ với công ty cung cấp điện; nước để lắp công tơ riêng cho mỗi hộ cho thuê theo giá quy định; đảm bảo quyền lợi của người thuê cũng như tránh cho chủ nhà vi phạm pháp luật do thu theo mức giá cao; vượt mức quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh theo quy định?
- Điều kiện thành lập hộ kinh doanh theo quy định?
- Tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh tối đa trong bao lâu
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xây nhà trọ có phải đăng ký kinh doanh?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật; người có hoạt động kinh doanh cho thuê phòng trọ có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức là thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên; trên thực tế thường thực hiện đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh do một cá nhân; một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu một chủ hoặc nhiều chủ). Khi đó; cá nhân hoặc hộ gia đình này được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ: có một địa điểm kinh doanh; sử dụng không quá 10 lao động.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Vậy nên cho dù có sự thay đổi về thông tin cá nhân thì mã số thuế thu nhập cá nhân vẫn giữ nguyên số cũ và không có sự thay đổi. Cá nhân có thể tự thay đổi thông tin; hoặc có thể thay đổi thông qua cá nhân, tổ chức trả thu nhập.