Đất trồng cây lâu năm là đất được quy định chỉ sử dụng để trồng những cây trồng có thời gian từ 5-10 năm. Đất trồng cây cũng được sử dụng để sản xuất nhưng khác với đất trồng cây hàng năm hoặc các loại đất trồng hoa màu, thực phẩm. Hiện nay diện tích đất trồng cây lâu năm thường xuất hiện nhiều ở những địa phương chủ đạo trồng cây ăn trái, cây lấy gỗ….. Nhiều người dù biết là đất trồng cây lâu năm nhưng do thiếu diện tích đất ở nên vẫn cố tình cải tạo, xây dựng chui những công trình nhà ở trên các khu vực đất trồng cây lâu năm. Vậy những trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không? Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn đón đọc bài viết “Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không?” dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất?
Dù các loại đất được quy định rõ ràng về chức năng, công dụng và được ghi nhận trong sổ đỏ nhưng nhiều trường hợp vẫn cố tình hoặc vô tình sử dụng sai mục đích được quy định. Những trường hợp này khi bị cơ quan nhà nước kiểm tra thì sẽ bị yêu cầu dỡ bỏ nhà ở hoặc các công trình xây dựng vi phạm mục đích sử dụng đất. Vậy những trường hợp này khi bị phá dỡ có được nhà nước bồi thường không? Có những trường hợp nhà nước sẽ bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi đất nhưng trong trường hợp xây dựng trái phép thì khi bị nhà nước thu hồi đất thí sẽ không được bồi thường.
Hiện nay, để được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất thì đất bị thu hồi phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể bao gồm các điều kiện sau:
– Đất bị Nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Đất do cá nhân, hộ gia đình sử dụng và không phải là đất thuê có trả tiền thuê đất hàng năm;
– Đất bị thu hồi đã được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đã có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai năm 2013);
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Như vậy, khi đất bị thu hồi đáp ứng được các điều kiện trên thì sẽ bị Nhà nước bồi thường về đất khi thu hồi.
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không?
Khi vi phạm quy định về vấn đề sử dụng đất thì bắt buộc phải phá dỡ và nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất thì các cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện theo. Có quy định này là do để đảm bảo các diện tích đất được giữ ở mức đủ để phát triển sản xuất kinh tế xã hội, tránh trường hợp mất cân bằng quỹ đất ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô. Trong trường hợp bị yêu cầu thu hồi đất nhiều cá nhân, tổ chức thắc mắc rằng liệu có thể được bồi thường hay có các hình thức nào hỗ trợ cho họ trong trường hợp này không? Và họ nên làm gì trong trường hợp này.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất trồng cây lâu năm là một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây trồng một lần nhưng có thể sinh trưởng và cho kết quả thu hoạch trong nhiều năm.
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định về nguyên tắc sử dụng đất đó là người sử dụng đất phải sử dụng đất vào đúng mục đích sử dụng đất mà Nhà nước cho phép. Do đó, đối với đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng loại đất này chỉ được sử dụng vào việc trồng các loại cây lâu năm như: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm…Và cũng theo quyên tắc này thì có thể xác định được việc xây nhà chỉ được thực hiện trên đất ở, một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Từ những quy định trên có thể thấy, người sử dụng đất trồng cây lâu năm chỉ được trồng các loại cây lâu năm trên đất mà không được xây dựng nhà ở trên đất. Việc xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm được xác định là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 thì khi người sử dụng đất không đúng mục đích mà Nhà nước cho phép và đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai những vấn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật. Và trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi do vi phạm pháp luật sẽ không được bồi thường đối với đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm) được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Đất đai năm 2013.
Như vây, khi người sử dụng đất xây nhà trên đất trồng cây lâu năm sẽ không được Nhà nước bồi thường. Nếu trường hợp vi phạm lần đầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP và nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 đã phân tích tại mục 1 của bài viết này thì người sử dụng đất sẽ chỉ được bồi thường về đất mà không được bồi thường về tài sản trên đất theo quy định tại kh 92 Luật Đất đai năm 2013.
Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Dù là vô tình hay cố ý xây dựng trên khu vực đất trồng cây lâu năm thì đây vẫn là một hành vi vi phạm pháp luật đất đai nghiêm trọng và khi phát sinh hành vi này cần có những biện pháp để xử lý. Nắm bắt được thực tế đó, Luật đất đai cũng có những quy định cụ thể đối với hành vi này. Đầu tiên khi phát sinh hành vi vi phạm, pháp luật yêu cầu người vi phạm ngừng thực hiện hành vi và khắc phục hậu quả. Tức là người xây dựng nhà ở trái pháp trên đất khi bị phát hiện thì việc đầu tiên là phải ngừng xây dựng, tiếp đến là đối với các diện tích vi phạm sẽ bị tháo dỡ theo quy định pháp luật.
Xây dựng nhà trên đất trồng cây lâu năm được xác định là hành vi vi phạm pháp luật bởi đã xâm phạm đến nguyên tắc sử dụng đất mà Nhà nước quy định. Hành vi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt được quy định như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền đối với hành vi tự ý chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp:
– Mức tiền xử phạt vi phạm hành chính tại khu vực nông thôn theo quy định tại khoản 2 Điều 11:
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 08 triệu đồng đến 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
– Mức tiền xử phạt vi phạm hành chính tại khu vực đô thị theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:
Hành vi này sẽ bị xử phạt bằng 02 lần mức phạt đối với hành vi vi phạm tương tự taị khu vực nông thôn. Cụ thể như sau:
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 06 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 16 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm:
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 4 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng bao gồm:
– Buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc phải nộp lại số tiền đã thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm gây ra.
Lưu ý: Nếu người vi phạm về việc sử dụng đất không đúng với mục đích được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị thu hồi đất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đát đai theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 và không được bồi thường về đất khi thu hồi.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục chuyển từ đất thuê sang đất giao được thực hiện như thế nào?
- Xử lý thế nào khi bán đất thiếu diện tích?
- Dắt xe đi ngược chiều có bị phạt không năm 2022
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không? chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyển đất cây trồng sang đất thổ cư Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu dùng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 về các loại đất theo Điều 10 về Phân loại đất như sau:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất trồng rừng phòng hộ;
– Đất trồng rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp được sử dụng vào các mục đích trồng trọt, chăn nuôi gia súc, xây dựng chuồng trại hoặc xây dựng nhà kính cho mục đích trồng cây hữu cơ, trồng hoa,… đất dùng để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu, thí nghiệm, đặt vườn ươm cây giống, trồng hoa, trồng cây cảnh,…
Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 đất trông cây lâu năm được liệt kê vào loại đất nông nghiệp, dùng cho mục đích trồng trọt, sản xuất hoặc trồng trọt nhằm phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu,…
Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định một số thông tin về xây dựng nhà ở và loại đất như sau:
– Theo Điều 10 quy định về loại đất :
Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp;
Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sử dụng để xây dựng trụ sở,… thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;
– Quy định về Nguyên tắc sử dụng đất tại Điều 6 :
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấy và đúng mục đích sử dụng đất;
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và những văn bản pháp luật liên quan.
– Ngoài ra, Điều 12 Luật này cũng nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đất đai, cụ thể đối với trường hợp này quy định: Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, nghĩa là việc không thể xây dựng nhà ở hoặc thực hiện công trình trên đất trong trường hợp đất này thuộc quỹ đất nông nghiệp mà nhà nươc quy định.
Như vậy, với trường hợp đất quy định mục đích sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất không được phép xây dựng nhà ở hoặc thực hiện xây dựng công trình trên phần đất này mà chưa được pháp luật cho phép
Câu trả lời là sẽ bị cưỡng chế theo quy định pháp luật. Ngoài việc bị cưỡng chế phá dỡ để trả lại tình trạng ban đầu của đất cũng như xử phạt hành chính đối với hành vi xây dựng trái phép, sử dụng sai mục đích đối với đất đai.
Trong trường hợp đất có mục đích sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm nhưng người thuê đất, sử dụng đất ổn định trên phần đất này có nhu cầu muốn xây dựng công trình nhà ở hoặc công trình trên đất thì phải làm thủ tục xin phép cơ quan có thẩm quyền để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy định pháp luật.