Chào luật sư, gia đình tôi đang xây nhà. Do là đất của nhà tôi và của nhà hàng xóm sát nhau nên khi thi công thì có làm nứt tường nhà hàng xóm. Luật sư cho tôi hỏi Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không? Và nếu phải bồi thường thì bồi thường bao nhiêu theo quy định của pháp luật. Mong luật sư trả lời.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề của mình hơn nhé.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại được nêu tại Điều 585 Bộ luật Dân sự:
- Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế và thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường 01 lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người phải bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Nếu mức bồi thường không phù hợp với thực tế, bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?
Tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:
“Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”.
Và theo Điều 605 bộ luật dân sự 2015 có quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công t rình xây dựng khác gây ra như sau:
“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.
Như vậy chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường. Bộ luật Dân sự yêu cầu chủ sở hữu công trình đang xây dựng phải bồi thường trong trường hợp làm nứt tường nhà hàng xóm. Nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường. Hiện Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về mức bồi thường, do đó, các bên có thể thỏa thuận để thống nhất mức bồi thường, dựa vào thiệt hại thực tế.
Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có bị xử phạt không?
Căn cứ điểm a, khoản 5, Điều 16 Nghị định 16/2022 quy định
5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Như vậy nhà thầu, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình nào tổ chức thi công xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.
Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng ½ mức phạt trên.
Do đó, căn cứ vào quy định trên có thể thấy hành vi thi công công trình mà gây lún, nứt nhà bên cạnh thì có thể bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu phải bồi thường. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh có phải bồi thường không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn, tờ khai xin trích lục hộ khẩu, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự 2015 là:Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng;
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Khi xét thấy việc xây dựng của hàng xóm làm nứt tường nhà, chúng ta có thể giải quyết theo hai hướng như sau:Thoả thuận, hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, yêu cầu chấm dứt việc xây dựng, bồi thường thiệt hại khoản tiền tương xứng với thiệt hại đã gây ra. Bên gây thiệt hại cũng có thể tiếp tục thực hiện việc xây dựng nếu các bên thỏa thuận được mức bồi thường tương xứng.
Nếu hoà giải không thành thì người bị thiệt hại có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, yêu cầu Tòa án buộc bên gây thiệt hại chấm dứt hành vi xây dựng, xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường dựa nguyên nhân gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các điều kiện; để xác định hành vi của bên có nghĩa vụ hợp đồng là có lỗ; và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không, chỉ khi có căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thì mới có thể xác định người có nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:
– Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý; để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;
– Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;
– Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng; mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; nghĩa vụ này được xem như đề bù cho người có quyền; do việc không thực hiện được hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích đáng ra phải có. Yêu cầu chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng phải phù hợp; và không vượt quá phần lợi ích đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện.
– Thiệt hại về tinh thần.