Chào Luật sư, tôi có một mảnh đất dưới quê do ba mẹ tặng lúc cưới vợ. Vợ chồng tôi hiện nay định cư ở TP. HCM. Hôm trước tôi về quê có đi ngang thì thấy hàng xóm kế bên xây một quán nhỏ bán nước cho khách đi đường. Trước giờ, tôi và họ không có nói chuyện qua lại cũng chưa từng được ai hỏi về vấn đề này. Tôi có tìm gặp thì họ nói em gái tôi đồng ý cho họ thuê mặt bằng. Tôi có hỏi thì em gái tôi nói không biết gì về việc này. Họ cứ kiên quyết không chịu dọn đi. Xây dựng trái phép trên đất của người khác bị xử lý thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Hành vi xây nhà trái phép trên đất của người khác được hiểu là xây nhà trái phép trên đất của nhà nước hoặc đất của tổ chức cá nhân nào đó. Hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Xây dựng trái phép trên đất của người khác bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Lấn chiếm đất của cá nhân, tổ chức được quy định ra sao?
Khi bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất của mình thì để đòi lại quyền lợi có thể chọn 2 cách: tố cáo theo Luật Tố cáo 2018 hoặc khởi kiện dân sự theo Luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.
Cách 1: Điều 22 của Luật tố cáo 2018 quy định; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan; tổ chức có thẩm quyền và quy định của Luật Tố cáo 2018 thì quy trình giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện như sau:
– Tiếp nhận; xử lý thông tin tố cáo.
– Xác minh nội dung tố cáo.
– Kết luận nội dung tố cáo.
– Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
– Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Cách 2: Tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2015.
Cụ thể, theo Điều 35 Luật Tố tụng dân sự 2015; Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi các tình huống tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Xây dựng trái phép trên đất của người khác bị xử lý thế nào?
Nếu xây nhà trên đất của người khác là đất của nhà nước (đất công) thì phần nhà và công trình xây dựng trên đất lấn chiếm được xử lý theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; cụ thể như sau:
Thứ nhất; phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn; khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b; điểm c khoản này;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thứ hai; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
- Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
- Xây dựng cơi nới; lấn chiếm diện tích; lấn chiếm không gian đang được quản lý; sử dụng hợp pháp của tổ chức; cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng; khu vực sử dụng chung.
Lấn chiếm đất của Nhà nước khi đang thi công xây dựng được quy định thế nào?
Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử lý đối với hành vi này như sau:
– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức; cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; tổ chức; cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.
– Hết thời hạn quy định tại Điểm b Khoản này; tổ chức; cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình; phần công trình xây dựng vi phạm.
Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm của nhà nước
Theo Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đối với hành vi cố ý xây nhà trái phép từ lấn chiếm đất của nhà nước mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
- Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
- Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
- Khi mua ô tô mới, phải đóng những loại thuế nào?
- Có nên mua đất dân cư xây dựng mới không?
- Bị lập biên bản vi phạm giao thông có sao không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xây dựng trái phép trên đất của người khác bị xử lý thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục đăng ký kết hôn ; giải thể công ty; đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối với đất của cá nhân, tổ chức khi bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất của mình thì để đòi lại quyền lợi có thế chọn 02 con đường là tố cáo theo luật tố cáo 2018 hoặc khởi kiện dân sự theo bộ luật tố tụng dân sự 2015 và luật đất đai 2013.
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
Xác minh nội dung tố cáo;
Kết luận nội dung tố cáo;
Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Theo quy định tại Điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.