Biển, bảng quảng cáo là hình thức truyền thông, giới thiệu, quảng bá sản phẩm quan trọng; và hiệu quả của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết các quy định về xây dựng bảng quảng cáo; cũng như việc xây dựng bảng quảng cáo có phải xin phép cơ quan nhà nước không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Xây dựng bảng quảng cáo có phải xin phép cơ quan nhà nước không?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật quảng cáo 2012 sửa đổi 2018; quy định về cấp phép xây dựng quảng cáo như sau:
Điều 31. Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
1, Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
Theo đó, việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời; biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập; hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn; phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Cụ thể trong những trường hợp sau đây:
+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên.
+ Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2); kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn.
+ Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Thủ tục xin phép xây dựng bảng quảng cáo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Muốn xây dựng bảng quảng cáo, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
+ Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập. Hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu; hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn; hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu.
+ Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước; phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo; với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước.
+ Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký; và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước; thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
+ Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương; các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên; cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân.
Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Khi quảng cáo trên báo in cần lưu ý những gì?
- Thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo mỹ phẩm mới năm 2021
- Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
- Loại hàng hóa nào bị cấm quảng cáo?
Câu hỏi thường gặp
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo bao gồm:
+ Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng; không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
+ Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Người quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
+ Cung cấp cho người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết, trung thực; chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo.
+ Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện.
+ Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo; hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.