Chào luật sư, có đi công tác ở Vĩnh Long 04 tháng vì cần phải đi khảo sát công nhân làm việc và máy mốc quy trình chế biên nông sản sạch mới mà công ty tôi mới nhập về. Sau khi hoàn thành thời gian công tác cũng như trở về nhà là ở thành phố Hồ Chí Minh thì tôi phát hiện nhà có dấu hiệu bị cạy khóa, vào bên trong thấy có dấu hiệu người xâm nhập và sinh sống ở đây thời gian dài. Tuy nhiên khi kiểm tra trừ đồ ăn bị mất ra thì không thấy có dấu hiệu trộm cắp tài sản giá trị, nên tôi nhận định có người xâm nhập bất hợp pháp tại nhà tôi nên đã trình báo lên công an. Vậy xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào? Xin được tư vấn.
Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp là gì?
Xâm nhập cư cư bất hợp pháp là hành vi xâm phạm đến chỗ ở và quyền riêng tư của chủ sở hữu căn nhà, hành vi này là hành vi trái pháp luật và có thể mang đến nhiều huy hiểm cho chủ nhà như huy cơ bị mất tài sản, bị đánh trả khi phát hiện có kẻ xâm nhập,… Vậy tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp là gì? Luật sư X xin trình bày như sau:
Hiện nay, tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm, nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.
Xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xâm phạm chỗ ở người khác mà chỉ quy định ở một số hành vi được mô tả trong các Điều, khoản sau:
Căn cứ điểm c, khoản 5, Điều 12, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng với hành vi: “Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 15, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với hành vi: “Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Mức phạt với tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác”
Tại Điều 158, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định các khung hình phạt đối với tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác” như sau:
- Khung 01:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm trong trường hợp sử dụng một trong các hành vi dưới đây xâm nhập chỗ ở của người khác:
Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
- Khung 02:
Phạt tù từ 01 – 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Có tổ chức;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm.
Xâm nhập gia cư bất hợp pháp và đánh người
Không hiếm các trường hợp người xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị phát giác hành vi đẫn đến sợ hãi và đánh trả chủ nhà, đây là hành vi vi phạm pháp luật và huy hiểm cho xã hội. Vì thế pháp luật đã ra quy định về hướng xử phạt nghiêm hành vi xâm nhập gia cư bất hợp pháp và đánh người, cụ thể pháp luật quy định như sau:
Căn cứ Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp phápvào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Đối với việc đánh người gây thương tích trong tình trạng say rượu của em bạn, Theo Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
“1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.
Nếu đánh người gây thương tích do uống rượu vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tỷ lệ thương tật của người bị hại theo quy định trên.
Nhưng nếu việc gây thương tích cho người khác chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Việc bồi thường được quy định theo điều 584, 585, 589 Bộ luật dân sự năm 2015.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ làm tờ khai cấp bản sao trích lục kết hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Khách thể: Hành vi này đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm của người khác cụ thể là chỗ ở, nơi sinh sống. hoặc bất cứ nơi nào mà người bị hại sử dụng để ở (như nhà kho, thùng xe, trên ghe tàu…)
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này vối lỗi cố ý.
Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ờ của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Căn cứ Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
Tố giác của cá nhân;
Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
Người phạm tội tự thú.”
Vậy bạn có thể tố giác người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền cụ thể là:
– Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Điều 30 Luật Tố cáo 2018 quy định thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.