Thông tin cư trú là một trong những dữ liệu quan trọng trong việc quản lý hành chính tại các địa phương, nhằm kiểm soát thông tin để đảm bảo an toàn trật tự tại các địa phương cụ thể. Vậy xác nhận thông tin cư trú có thời hạn bao lâu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Khái niệm địa chỉ cư trú
Mỗi người đều có quê quán riêng không ai giống ai. Nhưng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan thay đổi nơi sống của mình và có địa chỉ cư trú mới.
Căn cứ theo điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì
“ Điều 5. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
2. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
3. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.”
Có thể thấy Luật quy định rõ về nơi cư trú của công dân nhưng lại chưa đưa ra định nghĩa chính xác về địa chỉ cư trú là gì. Khi đi làm việc, liên lạc hay tìm hiểu những thông tin cá nhân cần thiết thì địa chỉ cư trú được đặt ra. Có thể hiểu một cách đơn giản thì Địa chỉ cư trú là nơi bạn thường xuyên sinh sống, là nơi hiện đang ở. Nếu bạn chỉ sinh ra và lớn lên ở một địa điểm thì đó là quê quán của bạn. Còn nếu bạn sinh ra ở một nơi nhưng thường xuyên sinh sống và làm việc ở nơi khác thì nơi sinh sống và làm việc hiện tại sẽ là địa chỉ cư trú của bạn. Địa chỉ cư trú chi tiết từ thôn (số nhà), xã(phường), huyện (quận), tỉnh(thành phố) nơi bạn đang ở và làm việc. Địa chỉ cư trú thuộc quyền sở hữu, sử dụng được pháp luật công nhận, bảo vệ hoàn toàn hợp pháp cho bạn.
Quyền của công dân khi có địa chỉ cư trú
Bên cạnh việc tìm hiểu Địa chỉ cư trú là gì? thì quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với nơi cư trú cũng được pháp luật quy định hết sức rõ ràng và cụ thể. Căn cứ theo Điều 9 Quyền của công dân về cư trú của Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì công dân có quyền:
“1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật”.
Có thể thấy pháp luật quy định rõ ràng công dân có quyền được lựa chọn, đăng ký, quyết định nơi mà mình muốn cư trú, tạm trú của cá nhân hay gia đình mình và nơi cư trú phải phù hợp với quy định của pháp luật. Công dân có quyền được tìm hiểu và cung cấp các thông tin, kiến thức liên quan đến quyền và nghĩa vụ khi đăng ký địa chỉ cư trú. Bên cạnh đó được yêu cầu các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tài sản, tính mạng tại địa chỉ cư trú đã được đăng ký. Ngoài ra, công dân hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật khi xảy ra những tình huống gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng tại địa chỉ cư trú đang sinh sống.
Cách yêu cầu xác nhận thông tin cư trú
– Hình thức yêu cầu
Công dân có thể chọn một trong 2 cách sau đây:
+ Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
+ Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
– Thời hạn của Văn bản xác nhận thông tin cư trú
+ Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú:
Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
+ Văn bản xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp khác.
+ Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Lưu ý, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
Xác nhận thông tin cư trú có thời hạn bao lâu?
Thông tư 55/2021/TT-BCA ban hành ngày 15/5/2021 hướng dẫn chi tiết nhiều quy định mới của Luật Cư trú năm 2020 ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân cả nước.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Cư trú năm 2020 là công dân có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú xác nhận thông tin về cư trú. Việc yêu cầu này có thể thực hiện ở bất cứ cơ quan đăng ký cư trú nào trong phạm vi cả nước mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình.
Theo đó, Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA một lần nữa khẳng định quy định này:
Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Giấy xác nhận này được cấp dưới hình thức văn bản, có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú hoặc văn bản điện tử có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú theo yêu cầu của công dân gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Về giá trị của giấy xác nhận thông tin cư trú, khoản 2 Điều 17 quy định, giấy này có giá trị trong 30 ngày với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú và với người không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện thì giấy này có giá trị trong vòng 06 tháng.
Đặc biệt, nếu thông tin cư trú của công dân bị thay đổi, điều chỉnh hoặc được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ hết hiệu lực kể từ thời điểm thay đổi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú là gì?
- Ly hôn với người đã rời khỏi nơi cư trú
- Giấy xác nhận nhà ở nơi cư trú hợp pháp
- Phiếu nhận xét đảng viên nơi cư trú theo Quy định 213
- Mẫu chuyển sinh hoạt đảng nơi cư trú
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xác nhận thông tin cư trú có thời hạn bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, Đổi tên căn cước công dân, muốn thay đổi tên đệm trong giấy khai sinh, thành lập công ty, trích lục khai tử bản chính, trích lục giấy khai sinh bản chính, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nơi cư trú của cá nhân được quy định như sau:
“1. Nơi người đó thường xuyên sinh sống;
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống” (Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Như vậy, yếu tố để nhà nước xác định nơi cư trú của cá nhân là việc “”thường xuyên sinh sống” hoặc “”đang sinh sống” tại địa điểm đó.
Tình trạng cư trú là một thuật ngữ được dùng để thể hiện sự hợp pháp về nơi ở, nơi sinh sống của một cá nhân tại một địa phương nào đó theo quy định của pháp luật. Tình trạng cư trú chỉ được xác nhận là hợp pháp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hồ sơ chứng thực như sổ đăng ký tạm trú, sổ hộ khẩu,…
Những cá nhân là người chưa đủ 18 tuổi thì nơi cư trú được xác định theo nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ cùng có nơi cư trú. Nếu trượng hợp cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi eư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người đó thường xuyên sinh song cùng.
Thứ hai, nếu nơi cư trú của người chưa thành niên không xác định theo nơi cư trú của cha, mẹ thì có thể xác định nơi khác nhưng phải được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.