Công dân sẽ được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân. Vậy quy trình cấp giấy Xác nhận số chứng minh nhân dân khi đã được cấp thể căn cước công dân được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014;
- Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Đối tượng cấp giấy xác nhận số CMND
Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chíp có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD cũ cho công dân khi có yêu cầu trong trường hợp: Mã QR code trên thẻ CCCD gắn chíp không có thông tin về số CMND, số CCCD cũ.
Lưu ý:
- Trường hợp thông tin số CMND, số CCCD cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ CCCD, bản sao CMND (nếu có).
Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ CCCD tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư CCCD, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số CMND, số CCCD để xác định chính xác nội dung thông tin.
- Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Từ quy định này, các cơ quan tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số CCCD, số CMND của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số CMND, CCCD.
Thời hạn cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD
Thời hạn cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày Công an nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Công dân có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số CMND, số CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD khi công dân có thông tin số CMND, số CCCD trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả Giấy xác nhận số CMND, số CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.
Khi nào cấp Giấy xác nhận số CCCD cũ?
Theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014, Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP thì mỗi người chỉ có 1 số định danh duy nhất, đồng thời cũng là số thẻ CCCD gồm 12 số, có cấu trúc gồm:
- 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
- 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Như vậy đối với trường hợp 01 người đã được cấp CCCD mà sau đó được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh (đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh mới) thì mã giới tính, mã năm sinh của công dân sẽ thay đổi; khi đó sẽ có số CCCD mới.
Như vậy, các trường hợp này sẽ phát sinh tình huống xin cấp Giấy xác nhận số CCCD cũ.
Khi cấp căn cước công dân thì có cần phải đi đính chính những giấy tờ sử dụng CMND không?
Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, người dân bắt buộc xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…
Nếu hai giấy tờ trên bị mất, ngân hàng sẽ phải từ chối giao dịch do không xác nhận được nhân thân của chủ tài khoản.
Vì thế, để tránh gặp phiền phức khi mỗi lần đến ngân hàng làm việc đều phải mang giấy xác nhận chứng minh nhân dân hoặc chứng minh nhân dân đã cắt góc, người dân nên tiến hành cập nhật ngay thông tin về căn cước công dân mới của mình.
Thủ tục cập nhật thông tin tại ngân hàng khá đơn giản, công dân mang theo giấy xác nhận số chứng minh nhân dân 9 số hoặc chứng minh nhân dân đã cắt góc, thẻ căn cước công dân mới được cấp đến ngân hàng mà mình mở tài khoản, điền tờ khai là sẽ được giải quyết.
Lưu ý: Người đang sử dụng số chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã vạch khi đổi qua căn cước công dân gắn chíp thì không cần thực hiện thủ tục đổi/cập nhật nêu trên do không việc đổi sang căn cước công dân gắn chíp không làm thay đổi sổ định danh của cá nhân (Trừ trường hợp trước đó có đổi từ chứng minh nhân dân 9 số qua chứng minh nhân dân 12 số/căn cước công dân mã vạch mà đến hiện tại vẫn chưa cập nhật thông tin).
Sửa đổi thông tin trên hộ chiếu
Khi người dân đổi chứng minh nhân dân 9 số sang căn cước công dân gắn chip, số thẻ chứng minh nhân dân sẽ bị thay đổi, chuyển từ 9 số sang 12 số. Người dân được cấp giấy xác nhận chứng minh nhân dân cũ khi làm thủ tục này.
Giấy xác nhận chứng minh nhân dân này được sử dụng khi thực hiện các giao dịch trong nước. Tuy nhiên, đối với việc nhập cảnh, xuất cảnh, có thể bị cán bộ hải quan các nước làm khó nếu thấy thông tin trên căn cước công dân và hộ chiếu không khớp nhau.
Vì thế, ngay sau khi được cấp căn cước công dân và giấy xác nhận chứng minh nhân dân cũ, người dân cần tiến hành đi sửa đổi các thông tin trên hộ chiếu.
Sửa thông tin sổ bảo hiểm xã hội
Theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH về mẫu sổ bảo hiểm xã hội, trang 2 sổ bảo hiểm xã hội có ghi thông tin số chứng minh nhân dân/hộ chiếu/ thẻ căn cước của người tham gia. Trường hợp người tham gia vừa có chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước thì ghi theo thứ tự ưu tiên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.
Mặt khác, theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ bảo hiểm xã hội thực hiện trong các trường hợp sau:
– Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội…
Thông báo với cơ quan thuế
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân…) thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Tuy nhiên, cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dânkhi được cấp thẻ căn cước công dân lại không thuộc trường hợp bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Vì thế, người dân có thể thông báo hoặc không thông báo với cơ quan thuế khi đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip.
Cập nhật thông tin sổ đỏ
Theo khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:
“Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất”.
Theo quy định trên thì thay đổi số chứng minh nhân dân sang căn cước công dân được thực hiện theo nhu cầu của người sử dụng đất chứ không bắt buộc.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp khi số căn cước công dân đang sử dụng khác với số ghi trong Giấy chứng nhận vẫn bị làm khó khi chuyển nhượng, tặng cho. Mặc dù, trong trường hợp này, người sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan thực hiện trả lời bằng văn bản về lý do từ chối thực hiện, nếu không sẽ khiếu nại hoặc khởi kiện nhưng việc cập nhật số căn cước công dân mới trên sổ đỏ sẽ tránh làm mất thời gian khi khiếu nại, khởi kiện…
Mời bạn xem thêm:
- 6 mức phạt liên quan đến thẻ CCCD mới nhất 2022
- Mới đổi thẻ CCCD gắn chip có phải sửa đổi hộ chiếu không?
- CCCD sắp hết hạn có làm được hộ chiếu hay không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty Hà Nội, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đổi tên trong giấy khai sinh cho con, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, đổi tên căn cước công dân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Từ 1.7.2021 – ngày Thông tư 59 có hiệu lực, sẽ chỉ còn 1 trường hợp được cấp Giấy xác nhận số CMND là trong mã QR của thẻ CCCD không có thông tin về số CMND, số CCCD cũ.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý Căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
Trường hợp cấp mới, cấp đổi:
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Trường hợp cấp lại:
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
– Tại thành phố, thị xã và các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 25 Luật Căn cước công dân, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Như vậy, trong thời gian tới, thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân có thể được rút ngắn hơn.
Khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA nêu rõ, công dân có thể đăng ký cấp giấy xác nhận số CMND, số CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD khi công dân có thông tin số CMND, CCCD trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, khi công dân có thông tin số CMND, CCCD trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số CMND tại bất kỳ cơ quan công an nào.