Sổ hộ khẩu là một hình thức quản lý nhân khẩu, quản lý dân cư của nước ta hiện nay. Trong sổ hộ khẩu có rất nhiều thông tin như địa chỉ thường trú, ai là chủ hộ, số chứng minh nhân dân của chủ hộ, họ và tên cũng như ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân của thành viên trong gia đình, mối quan hệ của các thành viên với chủ hộ,… Đôi khi vì lí do chủ quan, khách quan khác nhau mà dẫn tới việc mất sổ hộ khẩu. Vậy khi phát hiện ra mất thì chủ hộ sẽ phải làm gì? Xác nhận mất sổ hộ khẩu như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Sổ hộ khẩu là gì ?
Có thể nhận thấy do việc đô thị hóa và sự phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp khiến lượng người di cư đến nhiều nơi khác nhau đặc biệt là các thành phố lớn, những đô thị sầm uất với mục đích học tập, tìm việc, xây dựng sự nghiệp và sinh sống ngày càng nhiều. Chính vì thế, Nhà nước rất cần một công cụ tối ưu để kiểm soát trật tự xã hội và quản lý tình hình kinh tế của cả nước. Đó là lý do, sổ hộ khẩu ra đời.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định:
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Trong khi đó, Điều 24 làm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như sau: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp Sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.
Thông thường trong Sổ hộ khẩu có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác cùng hộ khẩu, như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, mối quan hệ với chủ hộ,… Theo đó, sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Sổ hộ khẩu còn được coi là một loại giấy tờ quan trọng để thực hiện các giao dịch dân sự. Chẳng hạn như để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc,… đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
Đăng ký hộ khẩu như thế nào?
Thủ tục đăng ký hộ khẩu bao gồm 4 bước chính dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đã nêu ở mục 2.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân dự kiến đăng ký thường trú
Thời gian nộp hồ sơ: Giờ hành chính (8 giờ sáng đến 5 giờ chiều) từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; thứ 7 hàng tuần (8 giờ sáng đến 12 giờ trưa).
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ kiểm tra nội dung hồ sơ xem đã đảm bảo về số lượng giấy tờ và đảm bảo về tính pháp lý hay chưa
+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ công an nhận hồ sơ, cấp phiếu hẹn trả kết quả.
+ Hồ sơ thiếu: Cán bộ công an cấp phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; hướng dẫn công dân bổ sung.
+ Hồ sơ không đảm bảo điều kiện để tiếp nhận: Cán bộ công an cứ chối tiếp nhận và cấp phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, có ghi rõ lý do từ chối.
Bước 4: Nhận kết quả theo lịch hẹn trên Phiếu hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mất sổ hộ khẩu thì phải giải quyết như thế nào ?
Điều 10. Cấp sổ hộ khẩu (Thông tư số 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP )
2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
4. Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
5. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
6. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
7. Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
8. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có têntrong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật.Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc khai báo mất sổ thì bất kỳ ai trong hộ khẩu đều được, nhưng khi tiến hành thủ tục cấp lại thì sẽ do chủ hộ ký vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Xác nhận mất sổ hộ khẩu như thế nào?
Điều kiện để được cấp lại sổ hộ khẩu
Theo quy định tại Điều 24 Luật cư trú năm 2006 ( sửa đổi bổ sung năm 2013) thì điều kiện được cấp lại sổ hộ khẩu khi:
Điều 24. Sổ hộ khẩu
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.
Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA, hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu gồm có:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02). Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Tóm lại, thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Xác nhận mất sổ hộ khẩu“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thủ tục thành lập công ty hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Có được hưởng di sản thừa kế khi chỉ chung sống như vợ chồng QĐ chi tiết
- Bị hại có đơn bãi nãi thì vụ án hình sự có bị tiếp tục khởi tố không theo QĐ 2022?
- Quân nhân có được ly hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:
“Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Thủ tục đầu tiên cần làm khi làm lại sổ hộ khẩu khi chủ hộ mất là xoá đăng ký thường trú. Luật cư trú 2006 quy định khi một người chết thì phải làm thủ tục xóa đăng ký thường trú của người đó
Đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu;
CMND/CCCD của người làm đơn;
Bản sao, bản photo của sổ hộ khẩu bị thất lạc (nếu có);
Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan chức năng.