Hiện nay, pháp luật đã cho phép việc sinh con với bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Song, để xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con này đang là vấn đề xảy ra nhiều tranh chấp. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về vấn đề nêu trên, xin mời các bạn cùng tìm hiểu với Luật sư X về những quy định của pháp luật đối với việc xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Nghị định số 10/2015 NĐ-CP
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì?
Căn cứ theo Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; sinh con theo cách này được quy định như sau:
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Trong đó:
+ Thụ tinh nhân tạo hay còn gọi là phối giống nhân tạo, gieo tinh nhân tạo, là một phương pháp hỗ trợ sinh sản, thông qua một số biện pháp kỹ thuật, con người lấy tinh trùng từ người nam để pha chế, bảo quản và bơm vào đường sinh dục (tử cung) của người nữ.
+ Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể. Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
Do đó, ta có thể hiểu việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ với mục đích giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai có thế có con theo momg muốn của những người này.
Những trường hợp mà cha, mẹ được phép áp dụng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP; những trường hợp được pháp luật cho phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản gồm:
+ Cặp vợ chồng vô sinh (là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai) (Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).
+ Người phụ nữ độc thân (là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật) (Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).
Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Căn cứ theo Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; việc xác định cha, mẹ trong trường hợp này được quy định như sau:
1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
Thứ nhất, xác định cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 và Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; việc xác định cha mẹ trong trường hợp đối với cặp vợ chồng vô sinh phải căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng.
Do đó, trong trường hợp con sinh ra trước ngày vợ, chồng vô sinh đó đăng ký kết hôn và được vợ, chồng này thừa nhận là con chung sẽ không được áp dụng đối với trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật này.
Song, để đảm bảo các nguyên tắc được đưa ra trong Luật Hôn nhân gia đình; người vợ trong mối quan hệ của cặp vợ chồng vô sinh được xác định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường hợp. ( Người vợ vẫn được xác định là mẹ của đứa trẻ kể cả khi người mẹ là người nhận tinh trùng, nhận noãn hay nhận phôi của người khác và người chồng hợp pháp của người mẹ đó cũng chính là cha đứa trẻ, ngay kể cả chồng không phải là người cho tinh trùng ).
Ngoài ra, việc thực hiện hình thức sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, hoặc cho phôi với đứa trẻ sinh ra mặc dù những người này là cha mẹ sinh học của đứa trẻ sinh ra.
Thứ hai, xác định cha mẹ đối với phụ nữ độc thân
Người phụ nữ độc thân
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP; thì ta có thể nhận thấy được “Phụ nữ độc thân là người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”
Xác định xác định cha mẹ đối với con của người phụ nữ độc thân sinh ra
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; thì người phụ nữ độc thân đương nhiên được xác định là mẹ của đứa trẻ. Hiện nay, để đảm bảo quyền chính đáng đối với người phụ nữ là quyền được làm mẹ. Pháp luật cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác. Bên cạnh đó, pháp luật còn cho phép họ được nhận phôi trong trường hơp họ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để có thể thụ thai. Đây là một quy định thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước đối với những trường hợp nêu trên.
Việc sinh con thông qua lỹ thuật hỗ trợ sinh sản của người phụ nữ độc thân không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
Điều này là phù hợp và tuân thủ đối với nguyên tắc của việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản quy định tại Điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP như sau: “Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận”
Thứ ba. xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Việc pháp luật quy định chủ thể khác có thể thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã tạo cơ hội để mở ra cơ hội có con đối với những cặp vợ chồng có khó khăn trong vấn đề sinh sản. Song, thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đảm bảo những quy tắc về tính tự nguyện cũng như về chủ thể của việc mang thai hộ.
Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra. Song, Người mang thai hộ vẫn được công nhận là mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ sẽ không được coi là cha mẹ của đứa trẻ cho đến khi hai bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao” quyền làm cha mẹ đối với đứa trẻ.
Mặc dù người mang thai hộ có công mang nặng đẻ đau đối với đứa trẻ; song họ lại không có qun hệ huyết thống đối với đứa trẻ. Do đó để tránh những tranh chấp liên quan đến vấn đề này; pháp luật đã quy định việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra.
Liên hệ Luật Sư X
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; việc sinh con bằng cách này được quy định như sau: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP; thì ta có thể nhận thấy được “Phụ nữ độc thân là người phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2015 NĐ-CP; ta có thể hiểu cặp vợ chồng vô sinh là tình trạng mà vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai.
Xem thêm: Sinh con một bề được nhà nước hỗ trợ từ 10/03/2021 cần điều kiện gì?