Đêm muộn ngày 11/11/2016, căn nhà của bà Bùi Thị L. (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy. Khi ngọn lửa tắt, căn nhà của bà L. dường như chỉ còn là “tàn tích”. Trong đám tro ám khói, thi thể của bà L hiện ra. Sau nhiều ngày đêm điều tra, cuối cùng Công an Hà Nội cũng đã bắt được hung thủ đó là Tạ Văn Chiến. Chiến khai nhận đã thực hiện hành vi giết người; lấy cây gậy gỗ đánh vào đầu để giết bà L sau đó mới đốt nhà để thiêu hủy chứng cứ. Với hành vi dã man như vậy; Chiến sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Giết người là gì?
Với hành vi của Chiến nêu trên, có thể xác định ban đầu được đây là hành vi giết người một cách man rợ phạm vào tội giết người theo quy định của Bộ luật hình sự; vậy giết người là gì?
Giết người hay sát nhân là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người; chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người.
Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt. Đe dọa giết người cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi của Chiến đã thỏa mãn cấu thành tội giết người chưa?
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.
- Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp
Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:
- Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông …
- Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng; lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …
Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:
- Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân.
- Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân; gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…
Hành vi của Chiến là đã dùng hung khí là gậy gỗ đập nhiều lần liên tiếp vào đầu bà L dẫn đến việc bà L đã tử vong sau đó.
Về hậu quả:
Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết. Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Hậu quả của Chiến để lại đó là căn nhà bị cháy của bà L và chính thi thể của bà trong đám tàn tro của đám cháy đó.
2. Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng). Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
3. Mặt chủ quan
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Hành vi của Chiến hoàn toàn là cố ý, có động cơ và mục đích rõ ràng.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự; thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Chiến hoàn toàn đủ tuổi và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Hành vi của Chiến sẽ bị xử lý như thế nào?
Với hành vi nêu trên của Chiến, giết người vì tiền; có thể xét xử về tội giết người với mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình, cụ thể theo điểm q khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015:
“1.Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
…
q) Vì động cơ đê hèn”
Ngoài ra; Chiến có thể bị xử thêm về tội xâm phạm thi thể; mồ mả theo quy định tại điều 319 Bộ luật hình sự 2015.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Người dưới 16 tuổi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Người có hành vi đe dọa giết người bị xử lý như thế nào?
Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
Theo quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản bị xử lý theo khung hình phạt của tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được; nhằm chiếm đoạt tài sản” với khung hình phạt từ 03 năm tù đến chung thân.