Bộ GT-VT vừa có công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết 2022. Theo đó, Bộ GT-VT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, chỉ đạo các trạm thu phí tổ chức phân luồng giao thông hợp lý, giải tỏa phương tiện, không để xảy ra ùn tắc tại các trạm thu phí; chủ động xả trạm thu phí dịp Tết 2022 để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc kéo dài, nhất là trên các tuyến trục chính ra vào các đô thị lớn, các tuyến kết nối với các đầu mối giao thông trọng điểm và khu vực tổ chức lễ hội xuân; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt trên các tuyến giao thông trọng điểm.
Căn cứ pháp lý
- Công điện 32/CĐ-BGTVT;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Không xả trạm thu phí dịp Tết 2022 có bị phạt không?
Theo điểm a khoản 9 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nếu vi phạm các khoản 6, 7, 8 Điều này mà tổ chức quản lý, vận hành trạm thu phí đường bộ không thực hiện theo yêu cầu xả trạm của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; khắc phục ùn tắc giao thông tại khu vực trạm thu phí. Sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Cụ thể:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Đối với tổ chức quản lý; vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 100 xe đến 150 xe; hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) từ 750 m đến 1.000 m;
– Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ. Kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 10 phút đến 20 phút
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Đối với tổ chức quản lý; vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 150 xe đến 200 xe hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 1.000 m đến 2.000 m;
– Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ. Kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 20 phút đến 30 phút.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Đối với tổ chức quản lý; vận hành trạm thu phí đường bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định để số lượng xe ô tô xếp hàng chờ trước trạm thu phí trên một làn xe chờ dài nhất lớn hơn 200 xe; hoặc để chiều dài dòng xe xếp hàng chờ trước trạm thu phí (tính từ cabin thu phí đến xe cuối cùng của hàng xe chờ) lớn hơn 2.000 m;
– Không thực hiện đúng quy trình quản lý, vận hành theo quy định. Để thời gian đi qua trạm thu phí của một xe ô tô bất kỳ. Kể từ lúc dừng xe chờ thu phí đến lúc ra khỏi trạm thu phí lớn hơn 30 phút.
Có thể bạn quan tâm:
- Tết người dân về quê có phải cách ly không?
- Xây dựng trạm dừng nghỉ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật
Mức phạt 4 lỗi thường gặp khi đi qua trạm thu phí
- Ô tô đi vào làn xe máy để “né” trạm thu phí. Tổng hợp mức phạt có thể lên đến 10,4 triệu đồng đối với hành vi đi ô tô vào làn xe máy để tránh trạm thu phí. Đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên đến 04 tháng.
- Xe không dán thẻ thu phí nhưng đi vào làn thu phí tự động. Hành vi cho xe không dán thẻ thu phí mà đi qua làn tự động sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.
- Dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí. Trường hợp người điều khiển xe ô tô cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở; gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Tại Ðiều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe. Tùy từng trạm thu phí mà khoảng cách đặt ra sẽ là khác nhau, thông thường là 3m hoặc 8m. Nếu đã có biển báo này mà tài xế không thực hiện đúng sẽ bị phạt từ 800.000 – 01 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”. Tại điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Xả trạm thu phí dịp Tết 2022 nếu xảy ra tình trạng ùn tắc
Theo Công điện 32/CĐ-BGTVT. Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Chỉ đạo các Cục Quản lý đường bộ tăng cường công tác kiểm tra; rà soát hệ thống vạch sơn; báo hiệu đường bộ; thiết bị cảnh báo phản quang để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; khắc phục kịp thời các đoạn đường bị hư hỏng, sạt lở do mưa lũ gây ra.
- Tổ chức giao thông an toàn khi thi công và hoàn thành nâng cấp; sửa chữa; bảo trì các tuyến giao thông trọng điểm xong trước ngày 23/01/2022.
- Chỉ đạo các trạm thu phí đường bộ tổ chức phân luồng giao thông hợp lý; kịp thời xử lý, giải tỏa phương tiện, không để xảy ra ùn tắc tại các trạm thu phí; chủ động xả trạm (mở barie) để giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc kéo dài; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn.
- Phối hợp chỉ đạo Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi diễn biến của dịch Covid-19. Để có các giải pháp phù hợp, tuân thủ quy định phòng chống dịch.
- Bảo đảm an toàn và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách; đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao trong dịp nghỉ Lễ.
- Yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông; phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá tải trọng, quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định.
- Bảo đảm an ninh, trật tự tại cảng hàng không; nhà ga; bến xe và các điểm du lịch, lễ hội lớn.
- Đôn đốc các nhà thầu bảo dưỡng đường bộ thực hiện tốt công tác được giao; chỉ đạo các đơn vị thi công xây dựng trên các tuyến đường đang khai thác có phương án tổ chức giao thông; hoàn trả mặt đường; đảm bảo phương tiện lưu thông an toàn, không để ùn tắc.
- Phối hợp với các Sở Giao thông vận tải để quản lý hoạt động của phương tiện (về tốc độ; hành trình hoạt động; thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô) để xử lý vi phạm theo quy định.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Xả trạm thu phí dịp Tết 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trạm BOT (trạm thu phí) là địa điểm mà các phương tiện giao thông đi qua phải trả tiền phí để nhà đầu tư dự án thu hồi vốn và lợi nhuận. Mục đích của việc thu phí này là: … Chi trả, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường thuộc dự án BOT.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất thời gian nghỉ tết âm lịch, của người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày nghỉ trước Tết và 04 ngày nghỉ sau Tết. Tức là bạn sẽ từ 29 tết cho đến hết mùng 4 tết.
Căn cứ Nghị định 28/2020/NĐ-CP trường hợp doanh nghiệp ép người lao động đi làm nghỉ, lễ tết mà không được sự đồng ý của nhân viên. Sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị phạt tới 50 triệu đồng. Thêm vào đó, với doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày trong những ngày này còn bị đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng.