Ở các khu đô thị dân cư đông đúc, các hành quán được mở rất nhiều dọc các tuyến đường. Rất dễ bắt gặp trường hợp sau khi rửa bát hoặc các dụng cụ xong; các hàng quán đổ trực tiếp ra đường. Hành vi xả Nước thải này gây bất tiện cho người tham gia giao thông; còn gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các hàng quán này được coi là nước thải sinh hoạt. Có nhiều người không hiểu rõ hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường có bị phạt không? và Xả nước thải sinh hoạt ra đường bị phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra môi trường xung quanh; trước và trong quá trình tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống; và các hoạt động thường ngày khác của người dân; sinh sống và làm việc trong các khu dân cư, công trình làm việc; trung tâm thương mại, khu vui chơi, …
Tại các thành phố có mật độ dân cư đông đúc; thì lượng nước thải sinh hoạt này nếu chưa được xử lý mà đỗ ra môi trường xung quanh là rất nguy hại; gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thải được sinh ra trước, trong và sau các quá trình này đều là nước thải sinh hoạt:
- Nước có trong chất thải của con người thải ra như phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt, … gọi chung là nước thải đen
- Nước thải Rò rỉ từ bể phốt, ống xả bể phốt,…
- Nước tẩy rửa (nước thải sinh ra từ các hoạt động như tắm rửa cá nhân, tẩy rửa quần áo, nước vệ sinh sàn nhà, nước thải nấu ăn,…) thường được gọi chung là nước thải xám.
- Các chất thải dạng lỏng còn tồn dư trong nguồn nước như: Dầu ăn, nước uống, thuốc trừ sâu, dầu nhờn bôi trơn,nước sơn, hóa chất tẩy rửa … vv. Các chất này còn gọi là chất thải thặng dư còn tồn đọng dưới dạng lỏng.
Xả nước thải sinh hoạt ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi xả nước thải sinh hoạt cần phải xả đúng nơi quy định. Nếu việc xả nước thải sinh hoạt ảnh hưởng đến việc đi lại, đến các công trình giao thông khác và làm mất vệ sinh chung thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
Như vậy căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013; hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường sẽ bị xử phạt từ 100.000-300.000 đồng
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài bị xử phạt tiền, người có hành vi xả thải nước sinh hoạt ra đường; còn phải khắc phục hậu quả; đó là Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Hình phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền.
Hình phạt bổ sung
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định;
- Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
- Buộc sắp xếp lại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định;
- Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan đến vi phạm hành chính;
- Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu;
- Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử phạt thế nào?
Hành vi xả nước ra đường bộ không đúng quy định; sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt được quy định như sau:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân.
Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức.
Giả quyết vấn đề
Như vậy hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường là hành vi sai quy định của pháp luật. Người vi phạm hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền là 100.000-300.000 đồng
Mời bạn xem thêm bài viết
- Xả nước thải xây dựng từ các công trình ra đường bị phạt bao nhiêu tiền
- Đi xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần xử lý ra sao
- Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Xả nước thải sinh hoạt ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Trường hợp xả nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt (ao, hồ, hố,… trong khuôn viên của cơ sở) khi tính số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, giá trị nguồn tiếp nhận Kq được tính bằng 0,6 theo quy chuẩn kỹ thuật đó.
Theo Điều 7, Nghị định 167/2013/NĐ-CP vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng; Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường; Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
Thông số môi trường nguy hại trong nước thải là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.