Hiện nay các giao dịch liên quan đến đất đai diễn ra ngày càng nhiều, vậy nên để thuận tiện cho việc tra cứu cũng như kiểm tra các loại thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì có nhiều hình thức tra cứu sổ đỏ đã được ra đời. Đi kèm với sự phát triển của nền công nghệ số thì các phương thức tra cứu sổ đỏ trực tuyến thông qua mạng đang rất được người dân ưu chuộng sử dụng. Việc có thể tra cứu sổ đỏ online giúp người dân không những nắm rõ các loại thông tin và tình trạng pháp lý của thửa đất mà còn không cần trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để tra cứu. Vậy thì “Website tra cứu sổ đỏ online” hiện nay như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Lợi ích của việc tra cứu sổ đỏ
Thông thường khi muốn mua một mảnh đất nào đó thì điều đầu tiên người mua quan tâm đến đó chính là về quyền sở hữu hợp pháp của người bán, tức là mảnh đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Vậy nên trước khi thực hiện một giao dịch mua bán liên quan đến quyền sử dụng đất thì việc nên kiểm tra kĩ về Giấy chứng nhận của thửa đất như các thông tin cơ bản về vị trí, số thửa, diện tích, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc đất…. và các thông tin của chủ sở hữu thửa đất đó là điều cần thiết.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam gồm nhiều loại Giấy chứng nhận về nhà đất như:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Mặc dù áp dụng chung một mẫu Giấy chứng nhận nhưng các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới (không bắt buộc đổi sang Sổ hồng).
Trước tình trạng treo đầu dê bán thịt chó diễn ra phức tạp trong lĩnh vực mua bán đất đai thì việc tra cứu sổ đỏ trước khi tiến hành chuyển quyền sử dụng đất là một việc hết sức cần thiết; và là một bước không thể bỏ qua trong giao dịch về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất.
– Đối với giao dịch mua bán: Hình thức tra cứu sổ đỏ sẽ giúp cho người mua hiểu rõ về mảnh đất mà mình định mua; lịch sử giao dịch của phần đất đó; ai là chủ sở hữu; đất có nằm trong dự án quy hoạch nào hay không; tình trạng sử dụng đất như thế nào; … Từ đó sẽ thúc đẩy quá trình quyết định của bạn có nên hay không tiến hành giao dịch mua bán quyền sử dụng đất.
– Đối với thủ tục mua bán: Việc tra cứu sổ đỏ sẽ giúp cho bạn biết được quá trình; tiến độ làm thủ tục mua bán quyền sử dụng đất diễn ra như thế nào; để từ đó có thể biết được cần bổ sung cung cấp những loại hồ sơ nào khi làm thủ tục mua bán quyền sử dụng đất; giúp tiết kiệm thời gian.
– Đối với việc xác định đất có đủ điều kiện chuyển nhượng: Việc tra cứu sổ đỏ giúp bạn biết được sổ đỏ mà bạn đang giao dịch là thật hay giả; có đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không; thông tin ghi trên sổ đỏ là đúng hay sai; quyền sử dụng đất này có đảm bảo cho giao dịch nào hay không; quyền sử dụng đất này có đang bị tranh chấp hay không; sổ đỏ này có đang được ai đó uỷ quyền thực hiện một công việc nào đó hay đang giao dịch hay không.
Website tra cứu sổ đỏ online
Sổ đỏ là loại giấy tờ có giá trị pháp lý rất quan trọng trong rất nhiều thủ tục hành chính hoặc trong các giao dịch bởi nó có chứa các thông tin cơ bản của chủ sở hữu cũng như các thông số của một thửa đất. Rất nhiều trường hợp người sử dụng đất tuy đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại không để ý và chưa biết cách khai thác các thông tin trên giấy chứng nhận này.
Tra cứu qua trang thông tin quy hoạch của các tỉnh thành
Ví dụ, để tra cứu thông tin sổ đỏ khu vực TP.HCM, bạn có thể truy cập vào trang https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/ bằng trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính.
Nhập số Giấy chứng nhận vào ô thông tin sau đó nhấn Tra cứu
Trường hợp thông tin mà bạn cung cấp là chính xác, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin gồm:
+ Số hiệu;
+ Ngày ký;
+ Người ký;
+ Số vào số;
+ Thửa đất (tờ bản đồ);
+ Tên phường/xã.
Sau đó, bạn bấm vào biểu tượng Tìm kiếm trên trang.
Tại đây, bạn có thể tìm kiếm các thông tin về thửa đất theo tọa độ, số thửa đất (thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc tên đường. Kết quả trả về sẽ là các thông tin về thửa đất mà bạn muốn tra cứu.
Tương tự, bạn có thể tra cứu sổ đỏ online trên trang thông tin của các tỉnh thành khác, ví dụ như:
+ Thành phố Hà Nội tại địa chỉ http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/datdai;
+ tỉnh Bình Dương tại địa chỉ http://qhkhsdd.binhduong.gov.vn/;
+ tỉnh Tiền Giang tại địa chỉ https://tiengianglis.vbgis.vn/ban-do;
+ tỉnh Khánh Hòa tại địa chỉ https://gis.khanhhoa.gov.vn/public/8192/;…
Lưu ý khi tra cứu sổ đỏ online
Khi tra cứu sổ đỏ online, để quá trình tra cứu diễn ra hiệu quả cần lưu ý:
– Lựa chọn những website uy tín để tra cứu, tránh các trường hợp tra cứu tại những website không uy tín, trả về những kết quả sai lệch.
– Trường hợp có bất kỳ tin nhắn hoặc email mời truy cập để tra cứu thông tin thì cần tìm hiểu kỹ trước khi click vào đó vì có thể sẽ ảnh hưởng đến những thông tin cá nhân của bạn. Hãy tìm hiểu thông tin trước khi click vào đó.
Vì tra cứu thông tin sổ đỏ online cần liên quan đến mạng internet nên nhiều khi sẽ bị chậm hoặc không trả về kết quả tra cứu. Các bạn nên tra cứu lại tại các văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Làm sao để phân biệt sổ đỏ thật giả?
Trong thời gian gần đây đã xuất hiện không ít các trường hợp phạm tội làm giả cá loại giấy tờ sau đó tiến hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây nên nhiều nỗi lo cho người dân. Với nhiều kỹ thuật tinh vi như in ấn tân tiến, áp dụng nhiều công nghệ mới để làm giả giấy tờ rất tinh vi nên thông thường nếu không để ý kĩ thì sẽ chẳng thể phát hiện được. Trong đó, tình trạng làm giả sổ đỏ hiện nay cũng đang phổ biến và đáng báo động.
Cách 1: Tự kiểm tra các thông tin, thông số trên sổ đỏ
Theo thông tư 23/2014/TT-BTNMT, người mua có thể kiểm tra sổ đỏ thật/giả dựa trên mã vạch được in tại cuối trang 4.
Mã vạch – MV được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:
MX là mã đơn vị hành chính cấp xã – khu vực của khu đất. Trước tiên bạn nên đối chiếu mã đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn nơi khu đất nằm trong khu vực với số hiệu trên Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Trường hợp UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào trước mã của xã, phường, thị trấn quản lý khu đất (Trong trường hợp này, mã vạch trên giấy chứng nhận có 15 số, các trường hợp còn lại sẽ có 13 số trên mã vạch tại trang 4)
MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm cấp Giấy chứng nhận. VD: 21 nghĩa là Giấy chứng nhận được cấp năm 2021.
ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các điều khoản liên quan đến mã vạch trong giấy chứng nhận được quy định tại trong thông tư 17/2009/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 10/12/2009 đã được sửa đổi và thay thế trong thông tư 23/2014/NĐ-CP
Tại điểm C Khoản 9 Điều 6 và Khoản 8 Điều 7 của Thông tư 23/2014/NĐ-CP có nêu “Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi cùng một số thứ tự lưu trữ hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai” trong trường hợp một hồ sơ đăng ký phải ghi vào nhiều giấy chứng nhận do nội dung quá dài.
Qua đây có thể thấy, các chứng nhận quyền sử dụng đất có thể có chung một mã vạch nhưng không thể không có. Vì vậy nếu sổ đỏ không có mã vạch nhiều khả năng là sổ đỏ giả.
Người mua cần kiểm tra tại các văn phòng đất đai để chắc chắn nhất do cách kiểm tra sổ thật và giả này chỉ là cách kiểm tra nhanh, tính chính xác chưa cao.
Kiểm tra số seri
Để biết sổ đỏ là thật hay giả, người mua cần xem kỹ các vị trí thường bị tẩy xóa như số sổ, loại đất, số vào sổ, hình thức sử dụng, thời hạn, diện tích, sơ đồ. Nếu sổ đỏ có trang bổ sung thì cần kiểm tra trang này có gồm dấu giáp lai, phương pháp in có phải là in offset, các thông tin trên trang có bị tẩy xóa không.
Với sổ đỏ đã thế chấp nhiều lần thì cần kiểm tra dấu, chữ ký của phòng Tài nguyên Môi trường hoặc văn phòng đất đai.
Kiểm tra con dấu và chữ ký
Thực tế cho thấy, một số trường hợp sổ đỏ giả có thông tin về con dấu và chữ ký không thống nhất, chẳng hạn chức danh đề ký thay chủ tịch UBND nhưng phần con dấu lại ghi Chủ tịch. Do vậy, nếu thấy dấu hiệu này thì có thể đó là sổ giả.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, do đây là cách kiểm tra bằng mắt thường nên tỷ lệ chính xác không cao. Vì vậy, người có nhu cầu kiểm tra Giấy chứng nhận nên kiểm tra thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Cách 2: Kiểm tra tại cơ quan cấp giấy chứng nhận – đã được ghi trong sổ đỏ
Đối với địa phương đã có văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với chi phí cấp sổ đỏ lần đầu cố định, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai: Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
UBND cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Người mua có thể căn cứ những cơ sở pháp luật trên để đến kiểm tra thực hư sổ đỏ khu đất mà mình định mua.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người đứng tên sổ đỏ chết” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới cấp sổ đỏ đất xen kẹt… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Làm đơn xin cấp thông tin sổ đỏ: Phải chuẩn bị đầy đủ:
Thông tin cá nhân
Đặc điểm lô đất: phạm vi địa giới, diện tích lô đất
Mục đích đề nghị cung cấp thông tin
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp thông tin sổ đỏ: Sau khi đã có được đơn yêu cầu bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp kèm đơn.
Đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất;
Văn bản giải trình nội dung;
Sơ đồ vị trí và ban chính. Hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật bản đồ đo đạc tỉ lệ 1/500 hoặc tỉ lệ 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện, thời gian chưa quá 3 năm;
Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
Các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp thông tin sổ đỏ: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi bộ hồ sơ tại: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (BPTN&TKQ) của UBND xã/phường/thị trấn. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND tiếp nhận; kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ thiếu; hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đầy đủ một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Chờ xử lý và nhận kết quả: Trong thời hạn 15 ngày cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng xẽ xử lý yêu cầu. Cơ quan có trách nhiệm rà soát thông tin về địa điểm xây dựng; chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, cốt xây dựng; các thông tin khác liên quan đến quy hoạch. Sau đó sẽ cung cấp thông tin quy hoạch cho tổ chức, cá nhân.
Đây là cách thức tra cứu truyền thống từ trước đến giờ, việc tra cứu phần lớn đều làm một cách thủ công, bằng cách phải đến các cơ quan có thẩm quyền và xem trực tiếp
Người muốn tra cứu có thể đến các cơ quan sau để kiểm tra:
– Văn phòng công chứng tại nơi sinh sống
– Văn phòng đăng ký đất đai
– Phòng địa chính tại UBND
– Các sở tư pháp
Cách thức kiểm tra này có ưu điểm là giải đáp hết các thắc mắc cho người dân, người giải đáp đều là những người có thẩm quyền tại cơ quan, văn phòng trên. Tuy nhiên còn có những nhược điểm như: Phải di chuyển đến các cơ quan, mà họ chỉ làm giờ hành chính nên không thể tra cứu một cách tức thời