Nhiều trường hợp quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến mang thai nhưng sau khi đẻ lại không nuôi được em bé, dẫn đến việc một số người nhẫn tâm vứt bỏ chính con ruột của mình. Vậy, vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt như thế nào theo pháp luật hiện hành? Phòng tư vấn pháp lý luật hình sự của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
Nội dung tư vấn
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là như thế nào?
Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người. Tội phạm này cũng có các dấu hiệu pháp lý của tội giết người là xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của con người, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý,…).
Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ, mặt khách quan của tội phạm
- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt có hành vi cố tình vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Trong đó, hành vi vứt bỏ con mới để được hiểu là hành vi của người mẹ đế đứa trẻ ở nơi xa rời sự chăm sóc của mình nhưng không mong muốn đứa trẻ chết. Như vậy, dấu hiệu lỗi trong trường hợp phạm tội này không thế là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu khi vứt bỏ mà mong muốn đứa trẻ chết thì là trường hợp giết con mới đẻ.
Hành vi vứt bỏ con mới đẻ có thể được thể hiện thông qua việc vứt con ngoài cổng chùa, vứt con vào thùng rác, ngoài đường phố,…
- Về mặt hậu quả: Làm chết con mới đẻ là hậu quả bắt buộc.
Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ, mặt chủ quan của tội phạm
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp hoặc do lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là rất nguy hiểm sẽ tước đoạt đi mạng sống của đứa trẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Còn cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể dẫn đến cái chết cho con mới đẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy người phạm tội không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của con mới đẻ hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra đối với con mới đẻ đối với trường hợp vứt con mới đẻ.
Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ, mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của người khác được pháp luật hình sự bảo vệ; xâm phạm đến quyền được sống của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Đối tượng tác động ở đây là con được sinh ra trong 07 ngày tuổi. Việc xác định con được sinh ra trong 7 ngày tuổi là dựa vào việc xác định tâm sinh lý của người mẹ trong trạng thái mới sinh con (7 ngày sau sinh được xác định là thời gian người mẹ còn đang trong trạng thái tâm sinh lý không bình thường).
Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ, mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặc biệt. Ở đây chính là người mẹ có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, được hiểu như: sợ dư luận chê bai về việc mang thai vì đẻ con ngoài giá thú, muốn sinh con trai để nối dõi nhưng đứa bé lại là con gái,… Trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối, như: đứa trẻ sinh ra có khuyết tật, dị dạng bẩm sinh,…
Vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp phạm tội nhẹ hơn so với trường hợp giết con mới đẻ nên có khung hình phạt nhẹ hơn: cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cụ thể, khoản 2 điều 124 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, hành vi vứt bỏ con đẻ của mình có thể phải chịu hình thức xử phạt hành chính theo điểm a khoản 1 điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Điều 22. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt như thế nào
Hy vọng thông tin có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp giết con mới đẻ là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt đưa lại và hơn nữa người phạm tội đã thực hiện trong tình trạng tâm sinh lí không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Do vậy, hình phạt được quy định cho tội phạm này chỉ có một khung hình phạt với mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo Nghị định 144/2013/NĐ-CP, Người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết đòi hỏi phải có hậu quả chết người xảy ra mới coi là phạm tội.
Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp: người mẹ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, biết hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng đã bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.