Xã hội ngày càng phát triển thì tệ nạn xã hội càng nhiều. Cướp giât, hiếp dâm, giết người cướp tài sản,…. là những hành vi luôn khiến chúng ta không thể lường trước được. Chính vì vậy mỗi chúng ta lúc nào cũng trong tư thế phải phòng vệ chính đánh. Nhưng phòng vệ chính đáng thế nào là hợp pháp? Và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại thế nào?
Xin chào Luât sư! Luật sư cho tôi hỏi: Khi vượt quá giới hạn tự vệ chính đáng thì phải bồi thường thiệt hại thế nào? Trên đường đi làm về, tội bị một nhóm thanh niên chặn xe nhằm mục đích cướp tài sản. Trong khi đôi bên giằng co đánh nhau để bảo vệ bản thân; trong lúc hoảng loạn tôi đã vớ được chiếc gậy gỗ đánh vào đầu một tên làm cho hắn bị chấn thương sọ não. Như vây, tôi có phải bồi thường không? Và tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư! tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Phòng vệ chính đáng là gì?
Điều 22, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác; hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì?
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Nếu một người có hành vi chống trả lại hành vi gây thiệt hại của người khác; và hành vi chống trả này lại được coi là phòng vệ chính đáng; thì hành vi chống trả đó không bị coi là hành vi trái pháp luật, do đó, người thực hiện hành vi chống trả không phải bồi thường thiệt hại.
Điều 594 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định; “Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Căn cứ xác định hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng
Căn cứ vào điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; thì hành vi gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng không phải là hành vi trái pháp luật và do đó người thực hiện không có lỗi. Tuy nhiên, để xác định 1 hành vi gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng, cần phải chú ý:
– Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc xâm phạm tới lợi ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng
– Hành vi trái pháp luật của người khác đang gây thiệt hại; hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người bị thiệt hại mới có hành vi chống trả; và gây thiệt hại ngược trở lại thì không coi là phòng vệ chính đáng
– Hành vi phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại. Nếu gây thiệt hại cho người không có hành vi xâm hại thì không coi là phòng vệ chính đáng; mà coi là gây thiệt hại do yêu cầu của tình thế cấp thiết nếu có đủ điều kiện.
– Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng; phải là cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Nếu không cần thiết hoặc không tương xứng thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại thế nào?
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại theo do vượt quá phòng vệ chính đáng như sau:
Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Xem thêm: Người gây thiệt hại chết, đòi bồi thường từ ai?
Hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Luật hình sự có quy định về ” Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” ( Điều 136)
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây tai nạn giao thông.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường thiệt hại thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0936408102 để được tư vấn và hỗ trợ
Câu hỏi thường gặp
Cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.
Tự vệ hay phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình; của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan; tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. (Theo Điều 22 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Căn cứ Điều 590, 591 và 592 BLDS 2015 và Điêù 604 BLDS: mức bồi thường thiệt hại về tinh thần là chi phí mà người bị xâm phạm phải chi trả cho nạn nhân; hoặc người thân thích của người bị xâm phạm do bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Bản chất của khoản chi phí này là khắc phục hậu quả do hành vi xâm hại gây ra.